Sau 3 năm triển khai, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan toả, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương.
Chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP đa giá trị, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP.
Điều này đã đặt ra vấn đề là đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận với các nền tảng thương mại điện tử để mở rộng các kênh phân phối, giúp các chủ thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng chuyển đổi cơ cấu, nâng cao giá trị sản phẩm cho người nông dân.
Vậy làm thế nào để áp dụng chuyển đổi số thành công khi mà các chủ thể tham gia chương trình OCOP phần lớn là các hợp tác xã, người nông dân vẫn chưa tiếp cận nhiều với nền tảng số? Để bàn về câu chuyện này, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương.
Sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Thuận được bày bán tại Điểm giới thiệu. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Thưa ông, từ khi nào câu chuyện chuyển đổi số trong Chương trình OCOP được chú ý và triển khai áp dụng?
Xuất phát từ yêu cầu và sự cần thiết trong phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Đây là một chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, mục tiêu hướng đến phát huy nội lực (sản phẩm, trí tuệ sáng tạo, kỹ năng, văn hóa truyền thống…) nhằm gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, vấn đề chuyển đổi số đã được xác định là yêu cầu tất yếu nhằm thích ứng hiệu quả với xu thế phát triển của thị trường, sự thay đổi của các chuỗi phân phối và thói quen tiêu dùng của người dân.
Cụ thể, chúng tôi đã đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trên các lĩnh vực truyền thông, tuyên truyền về Chương trình OCOP, bên cạnh những kênh truyền thông truyền thống, chúng tôi đẩy mạnh truyền thông thông qua mạng xã hội (facebook, zalo…) nhằm tạo sự lan tỏa của Chương trình.
Trong lĩnh vực quản lý, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã triển khai nhiều nội dung, cụ thể như: xây dựng Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP (website: ocopvietnam.gov.vn); ứng dụng phần mềm trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;…
Về quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, Văn phòng đã đẩy mạnh phát triển kênh phân phối trên sàn thương mại điện tử; livestream bán hàng; Chợ OCOP online, kết nối cung – cầu trực tuyến, xây dựng website: ketnoiocop.vn; xây dựng gian hàng thực tế ảo sản phẩm OCOP…
Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP cũng đã chủ động, tích cực áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, chế biến, quảng bá sản phẩm, cụ thể như: hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã QRcode; quảng bá, giới thiệu thông qua mạng xã hội;…
Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại áp dụng chuyển đổi số đặc biệt được đẩy mạnh trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Chuyển đổi số trong sản xuất, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được cho là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, theo ông cần có những định hướng cụ thể như thế nào cho địa phương?
Trên cơ sở những kết quả đạt được, giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP sẽ xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là đẩy mạnh chuyển đổi số và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
Thời gian tới, Chương trình sẽ tập trung nâng cao giá trị về văn hóa, từng bước hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị, đặc biệt là xây dựng câu chuyện sản phẩm đặc sắc, để nâng cao hình ảnh sản phẩm, nâng cao hàm lượng về giá trị văn hóa đối với sản phẩm OCOP; Cải thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm để nâng tầm giá trị sản phẩm, hình thành quà tặng đặc trưng gắn với lợi thế vùng miền, địa phương. Tất cả những vấn đề đó cần phải được số hóa, nâng cao khả năng tiếp cận đối với người tiêu dụng về mặt thông tin, hình ảnh của sản phẩm OCOP.
Đặc biệt là đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu trên mạng xã hội, có sự quản lý thống nhất và đồng bộ về thông tin sản phẩm OCOP.
Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức thương mại, đặc biệt là năng lực tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại, thương mại điện tử, hỗ trợ để từng chủ thể OCOP có thể là 1 thương nhân bán hàng trực tuyến online.
Xây dựng và hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm OCOP riêng biệt, đặc sắc để tạo điểm nhấn, thúc đẩy tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP; đặc biệt là thúc đẩy sản phẩm OCOP gắn với xây dựng combo sản phẩm quà tặng, quà biếu, gắn với các hệ thống thương mại diện tử; các diễn đàn trực tuyến về sản phẩm OCOP…
Xác định xúc tiến thương mại là nền tảng, chuyển đổi số là động lực nhằm phát triển hiệu quả và bền vững sản phẩm OCOP, đặc biệt là tăng cường kết nối, nâng cao hình ảnh, giá trị của sản phẩm OCOP gắn với các kênh phân phối hiện đại, đặc trưng, phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và thị trường trong bối cảnh mới.
Thưa ông, để chuyển đổi số trong OCOP có được thành công cần có sự đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các địa phương. Vậy bên cạnh nguồn vốn ngân sách cần có giải pháp nào để kêu gọi đầu tư tư nhân cùng chung tay xây dựng hạ tầng kỹ thuật?
Trên thực tế, với nguyên tắc hạ tầng dùng chung, dữ liệu dùng chung, việc chuyển đổi số trong OCOP luôn phải gắn liền với quá trình chuyển đổi số chung trong xây dựng nông thôn mới nói riêng và ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn nói chung.
Ngoài các giải pháp về mặt kỹ thuật, quá trình chuyển đổi số trong Chương trình OCOP luôn gắn với sự đồng hành của các đơn vị dịch vụ công nghệ thông tin, do đó đây sẽ là đối tác đồng hành cùng Nhà nước, người dân trong chuyển đổi số.
Dịch vụ hạ tầng luôn luôn được các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư, do đó bên cạnh các chính sách hỗ trợ đầu tư chung của Nhà nước, Chương trình OCOP sẽ cùng đồng hành trên nguyên tắc "đầu tư – sử dụng dịch vụ”, nghĩa là doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thật, các tổ chức kinh tế sẽ sử dụng dịch vụ, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên tham gia.
Xin cảm ơn ông!
Theo báo Tin tức
(HBĐT) - Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, góp phần tăng tỷ trọng và giá trị trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng gặp những rủi ro do biến động của thị trường, đặc biệt một số dịch bệnh nguy hiểm vẫn bùng phát. Thế nhưng, công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) cho vật nuôi còn nhiều bất cập.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến đối với kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(HBĐT) - Sáng 14/1, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do đồng chí Nguyễn Trường Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về kiểm tra sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (NLN) và thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.
(HBĐT) - Chiều 13/1, Agribank chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022.
(HBĐT) - Chiều 14/1, Sở TN&MT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Chiều 14/1, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy với Ban Dân tộc và Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh với Ban Dân tộc nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.