Ngày 10/2, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ban hành Văn bản số 882/VPCP-KTTH yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan triển khai rà soát, sửa đổi hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, trọng tâm là xây dựng Luật Giá (sửa đổi), tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm.
(Ảnh minh họa).
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phối hợp Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê rà soát, tính toán các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, nhất là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ công thực hiện theo lộ trình thị trường. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cần tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân, ổn định của thị trường, cung cầu xăng dầu trong nước; nghiên cứu, xây dựng phương án giá điện năm 2022 trên cơ sở đánh giá kỹ các chi phí đầu vào (nhất là than, khí cho sản xuất điện), kế hoạch cung cấp và vận hành hệ thống điện quốc gia,...
Theo Báo Nhân Dân
(HBĐT) - Sáng 10/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân 2022 trước và sau Tết Nguyên đán tại huyện Tân Lạc và Mai Châu.
(HBĐT)- Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mặc dù tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng. Trên khắp các đồng đất, tiếng máy cày, tiếng bà con nông dân rộn ràng cùng bắt tay vào sản xuất vụ chiêm xuân, phấn đấu hoàn thành việc gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.
(HBĐT) - Năm 2021 là năm đầu triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025, do tác động bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp (DN) tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng DN, doanh nhân đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực và có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, song với sự nỗ lực thích ứng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu đã thúc đẩy hoạt động SX-KD tăng trưởng khá.
Các thị trường mới nổi như Việt Nam có thể đem đến cơ hội tăng trưởng tiềm năng cho các nhà đầu tư và việc đầu tư vào thị trường mới nổi có thể mang những sắc thái riêng vì hiệu quả hoạt động ở mỗi quốc gia khác nhau tùy theo mức độ ổn định kinh tế. Đây là nhận định được đưa ra trong bài viết đăng tải trên trang ETF Trends của Mỹ ngày 8/2.
Những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện chuyển đổi hàng trăm nghìn héc-ta đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đánh giá, việc chuyển đổi đã giúp gia tăng thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, góp phần nâng cao đời sống cho nông dân.