(HBĐT) - Đó là một trong những mục tiêu quan trọng tại Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng (MHTT), phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước (NQ 09).
Tỉnh đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025, CN-XD chiếm khoảng 54% trong cơ cấu kinh tế (ảnh chụp tại Công ty CP may xuất khẩu An Phúc (Yên Thủy).
NQ 09 đề ra mục tiêu tổng quát: Cơ cấu lại kinh tế gắn với chuyển đổi MHTT theo hướng cân đối giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, phấn đấu sau năm 2025 phát triển theo chiều sâu. Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm tận dụng lợi thế của địa phương; các ngành, sản phẩm có đóng góp giá trị cao cho nền kinh tế và giá trị gia tăng cao, có hiệu quả và sức cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động. Gắn kết tăng trưởng nhanh với tiến bộ xã hội, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng tới phát triển bền vững.
Theo đó, một số mục tiêu cụ thể gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân 5 năm 2021 - 2025 từ 9% trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 8%/năm; đến năm 2025 đạt 140 triệu đồng/lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2021 - 2025 giảm 2,5 - 3%/năm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; đến cuối năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 100 triệu đồng; tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt 40%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 120.000 tỷ đồng (bằng khoảng 32% GRDP), bình quân hàng năm tăng 8,2%. Phấn đấu trong 5 năm thu hút được 280 dự án trong nước, tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và 30 dự án FDI, tổng vốn đăng ký khoảng 1.000 triệu USD.
Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 63%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25%. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP...
Để đạt được các mục tiêu trên, NQ 09 đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, gồm: Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức đầy đủ của cán bộ, nhân dân thông qua đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của T.Ư, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND về cơ cấu lại kinh tế và chuyển đổi MHTT, cơ cấu đầu tư, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, các biện pháp, những thuận lợi và khó khăn của tỉnh.
Đẩy nhanh công tác lập và phê duyệt quy hoạch (QH) tỉnh, QH sử dụng đất cấp huyện, QH đô thị, QH xây dựng vùng huyện, QH nông thôn giai đoạn 2021- 2030...
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích áp dụng KHCN tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, chuyển đổi MHTT.
Tập trung thực hiện kế hoạch đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Cơ cấu lại các ngành kinh tế, tập trung nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của ngành kinh tế.
Nâng cao giá trị sản xuất rừng, chăm lo đời sống người trồng, bảo vệ, phát triển rừng.
Triển khai xây dựng QH chung vùng động lực; xây dựng đề án cụ thể hóa định hướng và cơ chế, chính sách phát triển vùng động lực; đề án nâng cấp TP Hòa Bình từ đô thị loại III lên loại II, thị trấn Lương Sơn lên đô thị loại III...
H.N (TH)
(HBĐT) - Mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, song với sự nỗ lực thích ứng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu đã thúc đẩy hoạt động SX-KD tăng trưởng khá.
Các thị trường mới nổi như Việt Nam có thể đem đến cơ hội tăng trưởng tiềm năng cho các nhà đầu tư và việc đầu tư vào thị trường mới nổi có thể mang những sắc thái riêng vì hiệu quả hoạt động ở mỗi quốc gia khác nhau tùy theo mức độ ổn định kinh tế. Đây là nhận định được đưa ra trong bài viết đăng tải trên trang ETF Trends của Mỹ ngày 8/2.
Những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện chuyển đổi hàng trăm nghìn héc-ta đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đánh giá, việc chuyển đổi đã giúp gia tăng thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, góp phần nâng cao đời sống cho nông dân.
Chiều 9/2, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ 15/7 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 là 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.
(HBĐT) - Ngày 9/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy và Lạc Sơn.
(HBĐT) - Ngày 9/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân tại huyện Lương Sơn và TP Hòa Bình.