Khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại, sản xuất của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 6-7%. Đây là dự báo trong bài viết đăng trên báo East Asia Forum.

Chú thích ảnh

Hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần giầy Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại New York, bài viết đánh giá, năm 2021 là một năm đầy thách thức khi việc đóng cửa khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm còn 2,58%. Việc tăng nguồn cung cấp vaccine ngừa COVID-19 sau đó đã tạo điều kiện cho các hoạt động bình thường hơn trong vài tháng cuối năm 2021.

GDP của Việt Nam đã giảm 6% trong quý II trước khi phục hồi trở lại vào quý IV/2021. Bất chấp việc đóng cửa các nhà máy, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 19% vào năm 2021 lên mức là 336 tỷ USD, trong khi GDP chỉ đạt 271 tỷ USD vào năm 2020 và tăng nhẹ vào năm 2021. Mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không giảm nhiều.

Bài viết cho rằng sản lượng năm nay sẽ tăng vọt khi các nhà máy và dịch vụ trở lại hoạt động bình thường. Hầu hết các dự báo cho rằng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 6–7%. Du lịch sẽ bắt đầu phục hồi từ mức giảm hơn 95% của năm 2019. Xuất khẩu sẽ tăng khoảng 15% và cán cân thương mại sẽ vẫn ở mức dương. Lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp và tiền VND sẽ tiếp tục tăng giá nhẹ so với USD. 

Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra rằng Việt Nam cần chú trọng về chất lượng của nguồn vốn FDI và nỗ lực hơn trong việc nâng cấp giáo dục và đào tạo. Tình trạng thiếu lao động có thể là một vấn đề đáng quan ngại hơn. Áp lực toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng cũng là một thách thức nữa. Bên cạnh đó, hiệu ứng phụ của tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Việt Nam là sự tụt hậu về giá trị gia tăng trong nước về xuất khẩu.

Phần lớn công việc chỉ là lắp ráp đơn giản thay vì phát triển một mạng lưới dày đặc của các lĩnh vực công nghiệp sẽ khiến việc thu hút FDI trở nên "khó khăn hơn", khi lương tăng và nguồn cung lao động được thắt chặt. Đại dịch COVID-19 đã làm chậm lại tiến triển trong lĩnh vực này vì ngày càng ít doanh nghiệp mới mở, trong khi nhiều doanh nghiệp tạm thời đóng cửa. Nhiều công ty vẫn đang hoạt động kinh doanh yếu kém hơn và sẽ cần thời gian tích lũy nguồn lực để cải tiến máy móc, đào tạo và tiếp thị.

                                                                      
Theo báo Tin tức

Các tin khác


Nghị quyết "tam nông" - phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NQ "tam nông”) đã mang lại sự thay đổi quan trọng về tư duy, cách làm, diện mạo kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nông dân trong tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai chương trình hành động phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương, tiếp tục cải thiện căn cơ đời sống nông dân.

Thành phố Hòa Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 7.145 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến hoạt động của một số ngành sản xuất, kinh doanh. Thành ủy, UBND thành phố đã tăng cường chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiện, trên địa bàn thành phố có 2.094 doanh nghiệp, thu hút khoảng 35.000 lao động và 53 HTX với trên 900 thành viên, người lao động làm việc thường xuyên.

Toàn tỉnh khai thác trên 6.000 ha rừng tập trung

(HBĐT)- Trong năm 2021, toàn tỉnh đã khai thác 6.143,38 ha rừng trồng tập trung, với 497.920,56 m3 gỗ (sản lượng gỗ trung bình đạt 81,04 m3/ha); khai thác cây phân tán được 17.531,25 m3 gỗ; 223.306,82 ste củi; 3.052.670 cây tre, bương, luồng, giang, nứa; 4.778,7 tấn măng tươi; 608,2 tấn dược liệu...

Cục Thuế triển khai nhiệm vụ công tác thuế sau Tết

(HBĐT) - Ngày 11/2, Cục Thuế tỉnh tổ chức giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 1 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác các tháng tiếp theo năm 2022.

Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Bộ Giao thông vận tải khẳng định, ngay sau Tết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục