Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký văn bản số 764/BCT-KH gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin ý kiến đối với kế hoạch bán đấu giá xăng RON 92 dự trữ quốc gia tại 12 điểm kho dự trữ của 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp.
Ảnh minh họa: Tuấn Đức/TTXVN
Theo đó, tài sản bán đấu giá là 1 lô hàng dự trữ quốc gia bao gồm 101.976.121 lít xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5) ở nhiệt độ thực tế tại kho bảo quản (số liệu thời điểm ngày 31/12/2021).
Giá khởi điểm bán đấu giá được quy định cho 1 lít xăng RON 92 ở nhiệt độ thực tế tại kho bảo quản xăng dầu. Các chi phí liên quan đến việc bơm rót lên phương tiện vận chuyển của bên mua, chi phí xuất hàng, chi phí vận chuyển và các khoản thuế, phí phải nộp nhà nước theo quy định thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng... do bên mua hàng chi trả.
Theo văn bản này, giá khởi điểm tạm tính để xác định tiền đặt trước căn cứ theo Quyết định số 1641/QĐ-BCT ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính về việc giá bán tối thiểu xăng RON 92 dự trữ quốc gia.
Đặc biệt, giá khởi điểm bán đấu giá chính thức sẽ do Bộ Công Thương quy định, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm tạm tính và được thông báo tới các tổ chức có đủ điều kiện và khả năng tài chính tham gia đấu giá trước khi tổ chức bán đấu giá. Các tổ chức tham gia đấu giá đủ điều kiện tại vòng sơ tuyển sẽ nộp tiền đặt trước theo mức tương đương 10% tổng giá trị tài sản.
Tiền đặt trước tham gia đấu giá gửi vào tài khoản thanh toán riêng cho hoạt động đấu giá xăng RON 92 dự trữ quốc gia đã nêu của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp lựa chọn được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc tài khoản của Bộ Công Thương trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
Riêng trường hợp khoản tiền đặt trước được gửi vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng có phát sinh tiền lãi, thì khoản tiền lãi sẽ do các bên thỏa thuận để chuyển thành tiền đặt cọc để thực hiện hợp đồng mua hàng dự trữ quốc gia hoặc trả lại cho người tham gia đấu giá không trúng đấu giá.
Các tổ chức đăng ký đấu giá được rút lại tiền đặt trước trong thời hạn trước 1 ngày kể từ ngày diễn ra phiên đấu giá. Quá thời hạn trên, mọi trường hợp rút lại sẽ không được giải quyết. Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá là từ tháng 1 đến tháng 2/2022 và thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng mua bán xăng RON 92 dự trữ quốc gia được ký kết.
Phương thức thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của Quỹ Dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước quản lý, quy định cụ thể nêu trong hợp đồng mua bán và quy chế đấu giá.
Theo đại diện Bộ Công Thương, việc này hoàn toàn không liên quan tới bổ sung nguồn cung mà chỉ là đảo hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Dự trữ.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Với sự chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc thường xuyên, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) của Hòa Bình nằm trong top những tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân cao của cả nước với tỷ lệ đạt 96%, tăng hơn 20% so với năm trước.
Các chuyến bay thẳng của Bamboo Airways kết nối TP Hồ Chí Minh với Melbourne (Australia) ngày 19 và 20/2 đánh dấu cột mốc mới trên hành trình mở rộng mạng bay quốc tế của hãng.
(HBĐT) -Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, thời gian qua, tuy chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, song nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa, nhất là ở hồ thủy điện Hòa Bình diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, người dân nuôi cá ao, hồ đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng chống dịch bệnh nên cá sinh trưởng, phát triển tốt, tránh thiệt hại do môi trường.
(HBĐT) - Chiều 18/2, tại Đồng Tháp, Bộ NN&PTNT phối hợp Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức diễn đàn quốc tế cấp cao về phương pháp tiếp cận mới trong quản lý cảnh quan nông nghiệp bền vững và lễ ký kết biên bản ghi nhớ cấp bộ về hợp tác nông nghiệp. Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với hơn 250 điểm cầu. Các đồng chí: Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTN; Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và ông Victor Prasanma De Silva, Giám đốc WWF toàn cầu đồng chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
(HBĐT) - "Năm 2021, tác động của dịch Covid-19 cùng với dịch tả lợn châu Phi trên vật nuôi, giá cả đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm thấp, nhiều lao động mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Nhân dân và việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, KT-XH của huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện với 15/17 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt so với kế hoạch đề ra” - đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ.
Những chính sách hỗ trợ cho kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được kỳ vọng sẽ giúp cộng đồng sản xuất, kinh doanh phục hồi và bật dậy nhanh hơn, mạnh hơn sau đại dịch.