Từ 15h hôm nay (21/2), giá xăng E5 RON 92 là 25.530 đồng/lít (tăng 960 đồng); RON 95 là 26.280 đồng/lít (tăng 960 đồng).
Xăng, dầu tăng giá từ 15 giờ ngày 21/2. Ảnh: TTXVN.
Cụ thể, xăng E5RON92 không cao hơn 25.532 đồng/lít (tăng 961 đồng/lít so với giá hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 250 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.211 đồng/lít và giá bán sẽ là 25.782 đồng/lít.
Xăng RON95-III không cao hơn 26.287 đồng/lít (tăng 965 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.065 đồng/lít và giá bán sẽ là 26.387 đồng/lít.
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 20.801 đồng/lít (tăng 936 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 300 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.236 đồng/lít và giá bán sẽ là 21.101 đồng/lít.
Dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít (tăng 758 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).
Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg (tăng 273 đồng/kg so với giá bán hiện hành).
Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trước căng thẳng chính trị giữa Nga và Ucraine, trong khi dự trữ xăng dầu tại nhiều nước giảm và nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế.
Tình hình dịch bệnh trong nước vẫn tiếp diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhất là tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, theo chủ trương mới của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đang được phục hồi.
Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, trong các kỳ điều hành gần đây, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng Quỹ BOG cho các mặt hàng xăng và dầu với mức chi từ 200 - 400 đồng/lít.
Kỳ điều hành lần này, trước diễn biến tăng giá liên tục của các mặt hàng xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới, liên Bộ Công Thương - Tài Chính quyết định thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu một cách hợp lý (giảm mức trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng RON95, tăng mức chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5RON92, duy trì chi sử dụng Quỹ BOG đối với dầu diesel) để bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến của giá xăng dầu thế giới.
Đồng thời, góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường ngay từ đầu năm 2022, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; hỗ trợ việc duy trì nguồn cung xăng dầu từ các nguồn (kể cả nhập khẩu) cho thị trường và bảo đảm duy trì công cụ Quỹ BOG ở mức phù hợp để có dư địa điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Chiều 18/2, tại Đồng Tháp, Bộ NN&PTNT phối hợp Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức diễn đàn quốc tế cấp cao về phương pháp tiếp cận mới trong quản lý cảnh quan nông nghiệp bền vững và lễ ký kết biên bản ghi nhớ cấp bộ về hợp tác nông nghiệp. Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với hơn 250 điểm cầu. Các đồng chí: Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTN; Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và ông Victor Prasanma De Silva, Giám đốc WWF toàn cầu đồng chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
(HBĐT) - "Năm 2021, tác động của dịch Covid-19 cùng với dịch tả lợn châu Phi trên vật nuôi, giá cả đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm thấp, nhiều lao động mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Nhân dân và việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, KT-XH của huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện với 15/17 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt so với kế hoạch đề ra” - đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ.
Những chính sách hỗ trợ cho kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được kỳ vọng sẽ giúp cộng đồng sản xuất, kinh doanh phục hồi và bật dậy nhanh hơn, mạnh hơn sau đại dịch.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ (NNHC), UBND tỉnh ban hành Quyết định số 519/QĐ-UBND, ngày 8/7/2019 thành lập tổ công tác phát triển NNHC. Đồng thời, ban hành Công văn số 1047/UBND-NNTN, ngày 30/12/2019 chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án phát triển NNHC tỉnh và Quyết định số 2987/QĐ UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển NNHC tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
(HBĐT) - Năm 2021, huyện Lạc Thủy là đơn vị tiêu biểu trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) của tỉnh. Đó là kết quả của sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ phát triển KTTT của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự năng động, sáng tạo trong quản lý điều hành, phát triển sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác (THT) và HTX.
(HBĐT) - Cải tạo con giống, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi quy mô tập trung là những giải pháp ngành chức năng, các địa phương và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện để phát triển chăn nuôi bền vững.