(HBĐT) - Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Phạm Thị Sinh, hội viên phụ nữ thôn Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) đã vươn lên mức kinh tế khá giả sau hơn 2 năm khởi nghiệp mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt. 

 

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản kết hợp bán lấy thịt của nông dân thôn Vỏ, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo nguồn sinh kế bền vững.

Chị Sinh chia sẻ: Trước đây, hai vợ chồng lấy việc làm thuê, làm mướn để mưu sinh. Được Hội LHPN quan tâm, cử tham gia lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi, tôi mạnh dạn mở hướng chăn nuôi. Năm 2020, đàn dê của gia đình mới có 20 đầu con nhưng đến nay, số lượng đàn đã nhân lên hơn 100 con. Mô hình đạt thu nhập bình quân mỗi năm trên dưới 200 triệu đồng. Không những chăm chỉ, chí thú làm ăn, chị Sinh còn tích cực giúp đỡ, hỗ trợ các hộ hội viên khác trong việc kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.  

Trước đây, các xã: Thống Nhất, An Bình, Hưng Thi, Phú Nghĩa, Khoan Dụ, Yên Bồng còn nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Nhằm thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững đối với các xã nghèo, cấp uỷ Đảng từ huyện đến xã đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các chương trình, dự án lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tiêu biểu là xây dựng được 3 mô hình giảm nghèo tại các xã: An Bình, Khoan Dụ, Hưng Thi, góp phần giải quyết việc làm cho 120 lao động nông thôn. Các tổ chức hội, đoàn thể như nông dân, phụ nữ, thanh niên cũng tích cực tham gia, vào cuộc, triển khai nhiều chương trình, hoạt động phối hợp hỗ trợ hội viên về giống, nguồn vốn tín dụng, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xúc tiến. Năm 2021, tuy gặp trở ngại do tình hình dịch bệnh Covid-19, Trung tâm GDTX-GDNN huyện vẫn mở được một số lớp nghề cho lao động, chủ yếu nghề may công nghiệp, trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia cầm tại các xã. Qua đó, có trên 100 lao động là hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số có việc làm và tự tạo được việc làm sau học nghề. Hàng năm, huyện thực hiện giải quyết việc làm cho 1.200 lao động trở lên, đạt và vượt 100% chỉ tiêu.

Đồng chí Đinh Thị Thu Huyền, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao (năm 2015 là 18,5%), huyện đã bứt phá, vươn lên top đầu hoàn thành về đích nông thôn mới của tỉnh. Kết quả nổi bật này có đóng góp quan trọng của công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với những giải pháp quyết liệt, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2021 còn 3,43%, bình quân thu nhập đầu người đạt 61,2 triệu đồng. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong vận động, giúp đỡ hộ nghèo tìm hướng đi, cách làm phù hợp, hiệu quả để thoát nghèo được phát huy rõ rệt. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước như chính sách tín dụng, y tế, xoá nhà tạm, chính sách lao động, việc làm, huyện đã triển khai nhiều mô hình kinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá, tạo cơ hội, động lực cho người dân vươn lên phát triển kinh tế, vận dụng tốt những kiến thức được học qua tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công.

Cũng theo đồng chí Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện, để chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững đi vào cuộc sống, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo được huyện cụ thể hoá và giao nhiệm vụ cụ thể, có kiểm tra, giám sát thường xuyên. Mặc khác, thực hiện đầy đủ, chính xác từ khâu điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo đến xác định giải pháp giảm nghèo cụ thể, phù hợp. Kết hợp giữa nhóm giải pháp hỗ trợ với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động thoát nghèo, chú trọng tuyên truyền về những phương thức giảm nghèo phù hợp. MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tích cực hơn nữa trong phát động, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia cuộc vận động "Ngày vì người nghèo”, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để tăng cường hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, sinh kế cho phụ nữ nghèo, triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bùi Minh

Các tin khác


Lạng Sơn thí điểm phương thức giao nhận hàng hóa xuất khẩu mới tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Ngày 1/3, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn cho biết đã thống nhất với Chính quyền nhân dân thành phố Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thực hiện thí điểm phương thức giao nhận hàng hóa xuất khẩu mới tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ ngày hôm nay.

Quyết liệt các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

(HBĐT) - Thời gian qua, song song với nhiệm vụ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế (NNT) để dần khôi phục sản xuất - kinh doanh  (SX-KD), từ đó đóng góp vào số thu, ngành thuế đã tăng cường các biện pháp quản lý nợ, thu hồi và cưỡng chế nợ thuế nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao.

Cơ bản hoàn thành cấy lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch cấy 15.543 ha lúa. Ngay sau khi kết thúc đợt rét đậm, rét hại, nông dân trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng sản xuất nhằm đảm bảo khung thời vụ. Tính đến cuối tháng 2, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành cấy lúa chiêm xuân. Các địa phương cũng chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp do thời tiết khắc nghiệt.

Giá trị hàng hóa lâm sản ước đạt trên 160.795 triệu đồng

(HBĐT) - Trong tháng 2, lực lượng kiểm lâm đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản đến 12.935 lượt người. 

Xã Ngọc Lâu: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội   

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) tích cực triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm sớm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025  vào cuộc sống; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hiệu quả chính sách cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất

(HBĐT) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ (NQ 68) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 23), toàn tỉnh đã có 11 doanh nghiệp được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động (NLĐ), phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đây là chính sách có ý nghĩa thiết thực, là phao cứu sinh để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục