Mối quan hệ và liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại song phương, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.


Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh tiếp và làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN do ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn. Ảnh: ĐSQ Mỹ

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đang ở mức cao, đạt 111,5 tỉ USD vào năm 2021, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 25%, đạt 96 tỉ USD vào năm 2020, chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế hơn nữa, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) lưu ý rằng có những cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng nhắc lại, Mỹ là một đối tác quan trọng của Việt Nam, thương mại hai chiều ngày càng gia tăng. Ông cũng nhận định, đại dịch đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ phối hợp và phát triển các chuỗi cung ứng mới cũng như thiết lập các hệ thống cung ứng để đảm bảo tính bền vững và liên tục.

Mới đây, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Mỹ ở Hà Nội hôm 8.3, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã kêu gọi các doanh nghiệp hai nước tăng cường quan hệ đối tác và mở rộng quan hệ song phương. Các doanh nghiệp Mỹ xác định ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, thương mại số, năng lượng và biến đổi khí hậu, đồng thời có kế hoạch đưa các đoàn y tế Mỹ đến thăm thực địa cũng như tìm hiểu các khả năng trong lĩnh vực năng lượng.

Thương mại Việt - Mỹ

Không có gì ngạc nhiên khi quan hệ kinh doanh và thương mại giữa cả hai quốc gia ngày càng phát triển. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ, tăng 5 bậc so với năm 2020. Tính đến tháng 10.2021, Mỹ đứng thứ 11 trong số 138 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 1.134 dự án, trị giá 9,72 tỉ USD.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam và thể hiện cam kết. Chẳng hạn, tập đoàn thực phẩm Cargill đang điều hành 12 nhà máy với khoảng 1.600 nhân viên trên khắp Việt Nam. Tương tự, Apple, Qualcomm, Nike Morgan Stanley, ACORN International, General Dynamics, Hue Capital LLC, Intel, Lockheed Martin International, Google và USTelecom vẫn duy trì hoạt động tại Việt Nam.

Tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) có trụ sở tại Mỹ, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử cho máy bay do Boeing và Airbus chế tạo, đã đầu tư 170 triệu USD vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Tập đoàn có kế hoạch mở rộng hơn nữa trong những năm tới.

Năm 2021, Mỹ nhập khẩu điện thoại thông minh và phụ kiện từ Việt Nam trị giá khoảng 96,2 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ cũng là nhà nhập khẩu máy tính và sản phẩm điện tử lớn nhất của Việt Nam với giá trị 12,7 tỉ USD. Ngoài ra, Mỹ nhập khẩu máy móc, thiết bị và cũng dẫn đầu trong nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam với 16,1 tỉ USD đóng góp vào GDP của Việt Nam.

Trong khi Việt Nam phải trải qua năm 2021 vất vả do các hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch, đến nay Mỹ đã viện trợ tổng cộng hơn 28 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam. Vào năm 2020, Việt Nam đã gửi bộ đồ bảo hộ, khẩu trang và thiết bị y tế khi Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Việt Nam sẽ mở cửa cho du lịch quốc tế vào ngày 15.3. Mới đây, Vietnam Airlines đã ra mắt đường bay thẳng thương mại đầu tiên nối San Francisco và TP.Hồ Chí Minh. Đường bay thẳng thường xuyên này sẽ giúp người dân hai nước gắn bó hơn nữa, thúc đẩy du lịch và kinh doanh.

Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ

Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama tập trung vào việc thiết lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - vốn đã sẵn sàng trở thành Hiệp định Thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới và bao phủ 40% nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam được cho là sẽ được hưởng lợi rất nhiều với xuất khẩu sẵn sàng tăng 15% theo TPP. Tuy nhiên, thay vào đó, sau khi Mỹ rút khỏi TPP, ngày 8.3.2019, các nước còn lại đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Một số Phòng Thương mại Mỹ ở Singapore, New Zealand, Malaysia và Việt Nam đã thúc giục chính quyền Tổng thống Joe Biden bắt đầu quá trình gia nhập CPTPP, cho rằng cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đang gặp bất lợi kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định. Họ cho rằng CPTPP là một trong số các hiệp định đa phương tiêu chuẩn cao nhất đang tồn tại - do Mỹ đóng vai trò là nhà đàm phán chính trong dự thảo ban đầu. Tại sự kiện ở Hà Nội, AmCham bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ tham gia CPTPP để có thêm cơ hội kinh doanh.

Mặc dù Tổng thống Joe Biden cho đến nay chưa phát tín hiệu gì với các Hiệp định Thương mại và FTA với Châu Á, thì việc Việt Nam được nhắc tên trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho thấy, Việt Nam là một đối tác quan trọng của Mỹ. Phó Tổng thống Kamala Harris đã có chuyến thăm Việt Nam - chuyến thăm đầu tiên của một Phó Tổng thống Mỹ kể từ khi chiến tranh kết thúc. Mối quan hệ chiến lược của cả hai nước vẫn đang trên đà phát triển. Phó Tổng thống Harris và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tái khẳng định sức mạnh của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ. Các nhà phân tích kỳ vọng vào một FTA Việt Nam - Mỹ trong tương lai gần.

Các doanh nghiệp Mỹ cũng lưu ý rằng Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và vai trò này được kỳ vọng sẽ tiếp tục lớn mạnh.

Mối quan hệ Việt - Mỹ là kết quả của nỗ lực hợp tác và phát triển trong nhiều thập kỷ qua của cả hai nước. Hiện nay, khi có thêm nhiều cơ hội thương mại song phương cho cả hai nước, mối quan hệ Việt - Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục bền chặt.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục