(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hệ thống ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) được điều hành theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế và trong điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động của NH, đồng thời bám sát vào chương trình phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế của tỉnh cũng như định hướng từ Chính phủ.



VPBank Hòa Bình tập trung huy động tiền gửi đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân. 

Theo NHNN tỉnh, năm 2022 dự báo ngành NH gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi tình hình dịch bệnh khó lường khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu khó dự báo. Tuy nhiên, NHNN tỉnh đã và đang tập trung chỉ đạo các TCDT tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền để có thể tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực cần thiết, đặc biệt là nhanh chóng khôi phục kinh tế, trong đó thúc đẩy cho vay phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội…; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đưa vào các lĩnh vực không đảm bảo độ an toàn, rủi ro cao.

VPBank Hòa Bình là một trong nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh. Cùng với các NH, TCTD trên địa bàn, VPBank đang triển khai các giải pháp nhằm tập trung huy động vốn dành nguồn lực cho vay thúc đẩy KT-XH. Theo ông Hà Công Pha, Giám đốc VPBank Hòa Bình, từ sau Tết Nguyên đán vừa qua, hệ thống VPBank trên địa bàn tập trung huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi từ các khách hàng là DN, hộ kinh doanh, khách hàng hưu trí. Hiện VPBank Hòa Bình đang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất - kinh doanh (SXKD), khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có một số dự án bất động sản (BĐS) đang triển khai, VPBank Hòa Bình đang tiến hành cho vay đối với các chủ dự án và khách hàng mua BĐS có nhu cầu vay vốn.

Được biết, VPBank cùng nhiều NH khác đang tập trung phát triển mạnh số hóa, không dùng tiền mặt, từ đó có thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong tài khoản khách hàng đảm bảo tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng thêm nhu cầu vay vốn phục vụ SXKD. "Tính đến cuối tháng 2/2022, tổng nguồn vốn hoạt động của VPBank Hòa Bình đạt trên 1.000 tỷ đồng. Đơn vị sẽ bám sát theo chỉ đạo của NHNN tỉnh đảm bảo tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 16% cho cả năm” - ông Hà Công Pha cho hay.

Trên bình diện cả tỉnh, theo NHNN tỉnh, tính hết tháng 2, tổng nguồn vốn của các NH, TCTD toàn địa bàn ước thực hiện 34.210 tỷ đồng, tăng 2% so với thời điểm 31/12/2021. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư ước thực hiện 26.300 tỷ đồng, tăng 1% so với thười điểm 31/12/2021, đáp ứng 88% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 74,6% vốn huy động từ TCKT và dân cư.

Diễn biến lãi suất huy động trong 2 tháng đầu năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng bằng đồng Việt Nam của các TCTD từ 0,1 - 0,2%/năm. Loại có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng từ 3,1 - 4%/năm (đối với NHTM) và từ 3,2 - 4% năm (đối với Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường: Loại kỳ hạn 6 - 12 tháng từ 5,5 - 6,8%/năm (đối với NHTM), từ 5,4 - 5,8%/năm (đối với QTDND); kỳ hạn trên 12 tháng từ 5,5 - 6,9%/năm (đối với NHTM), từ 5,4 - 5,9%/năm (đối với QTDND).

Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ (TDN) toàn địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 2 đạt 30.045 tỷ đồng, tăng 2,5% so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, dư nợ phân theo thời hạn cho vay: dư nợ ngắn hạn chiếm 42,7%/TDN; dư nợ trung, dài hạn chiếm 57,3%/TDN.

Đáng chú ý, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước thực hiện đến hết tháng 2 đạt 15.805 tỷ đồng, chiếm 52,6%/TDN; dư nợ cho vay hỗ trợ DN nhỏ và vừa đạt 7.120 tỷ đồng, chiếm 23,7%/TDN; cho vay xuất khẩu 40 tỷ đồng; cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay tại các NH, TCTD vẫn duy trì ở mức trung bình, như cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh: 4,5%/năm (đối với NHTM), 5,5%/năm (đối với QTDND). Lãi suất cho vay SXKD thông thường: Ngắn hạn tại các NHTM phổ biến từ 7 - 10,5%/năm, trung và dài hạn 8,5 - 12,7%/năm; QTDND ngắn hạn từ 8,5 - 10,8%/năm, trung dài hạn từ 9,5 - 11%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng, ngắn hạn của các NHTM dao động từ 7 - 11,5%/năm, trung và dài hạn từ 8,5 - 13%/năm; ngắn hạn của QTDND từ 9 - 11%/năm, trung dài hạn từ 10 -11%/năm.

Trong những tháng tiếp theo, đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc NHNN tỉnh cho biết, NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các NH, TCTD tập trung vốn cho DN, đặc biệt là hỗ trợ cho những DN gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 và hướng dòng tiền vào các lĩnh vực ưu tiên tập trung.

Ngành NH tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ, chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân, DN được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn NH để duy trì và phát triển SXKD. Đồng thời, khuyến khích, vận động TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; hướng tín dụng vào lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Cùng với đó, thực hiện công tác tuyên truyền tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội; chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; các giải pháp hỗ trợ DN, người dân của ngành NH..., góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành trong chương trình phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.


Hồng Trung

Các tin khác


Giải pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Quán triệt chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT), bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương.

Bổ sung quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 15/3/2022, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP, ngày 21/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP, ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.

Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

Ứng phó tác động xấu từ nền kinh tế toàn cầu

Xung đột Nga-Ukraine gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu gia tăng nhanh chóng, các chuỗi cung ứng hàng hóa bị xáo trộn. Là nước có độ mở kinh tế cao và hội nhập sâu, Việt Nam cũng phải chịu hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.

Hội nghị trực tuyến thống kê toàn quốc

(HBĐT) - Ngày 17/3, Bộ KH&ĐT, Tổng cục Thống kê tổ chức hội nghị trực tuyến thống kê toàn quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm góp phần ổn định thị trường

(HBĐT) - Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của tỉnh, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định KT-XH... Đó là mục tiêu đã, đang được ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục