(HBĐT) - "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt, giảm, điều chuyển kế hoạch VĐTC năm 2022 đối với các dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp...". Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh đặt ra trong thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN năm 2022, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 9% trở lên trong năm nay.



Cảng Ngòi Hoa tại xã Suối Hoa (Tân Lạc) được đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch hồ Hòa Bình.

   Kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2048/QĐ-TTg, ngày 6/12/2021 với tổng số vốn 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh giao tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 là 4.192,8 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí 577.390 triệu đồng; nguồn thu xổ số 13.470 triệu đồng; nguồn thu sử dụng đất 1.597.400 triệu đồng; vốn đầu tư khác 400.000 triệu đồng. Như vậy so với năm trước, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 1,47 tỷ đồng, vốn đầu tư khác tăng 400 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất giao tăng 397,4 tỷ đồng.

 Xác định giải ngân VĐTC có vai trò quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã sớm giao vốn cho các sở, ngành, địa phương để khẩn trương triển khai các chương trình, dự án theo kế hoạch. Đến hết tháng 3, tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 4.192,8 tỷ đồng, đạt 124% so với số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 100% so với kế hoạch vốn HĐND tỉnh thông qua. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Song, thực hiện giải ngân không chỉ bảo đảm đúng tiến độ, mà còn phải nâng cao chất lượng, muốn vậy cần rà soát từ khâu chuẩn bị đầu tư, chọn chủ đầu tư, nhà thầu, lập kế hoạch… đúng quy định và phải công khai, minh bạch.

  Tính đến ngày 25/3, tổng số kế hoạch VĐTC đã giải ngân là 521,8 tỷ đồng, đạt 15% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 12% số kế hoạch UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 451,7 tỷ đồng, đạt 17% kế hoạch vốn UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án (vốn đầu tư theo tiêu chí, định mức giải ngân đạt 24%, nguồn thu sử dụng đất đạt 14%, vốn đầu tư khác đạt 21%, nguồn xổ số kiến thiết chưa thực hiện giải ngân). Vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 62,226 tỷ đồng, đạt 6% so với số kế hoạch vốn UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 7,8 tỷ đồng, đạt 2% kế hoạch vốn giao.
  Giải ngân VĐTC hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc, có nguồn vốn chưa giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp. Nguồn vốn đầu tư từ thu sử dụng đất và xổ số kiến thiết giải ngân phụ thuộc vào nguồn thu. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm số thu đạt thấp, vì vậy chưa có nguồn cấp cho các dự án theo kế hoạch giao để thực hiện.
Ngoài ra, theo đánh giá của Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh, một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm, đôn đốc giải ngân kế hoạch được giao; còn có các dự án đã được bố trí vốn để hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục hoàn ứng tại kho bạc hoặc các dự án chưa triển khai thực hiện kế hoạch vốn giao. Đặc biệt, đối với nguồn vốn ODA, một số dự án chưa thực hiện xong thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc đang thực hiện thiết kế dự án, do đó chưa giải ngân. Các dự án giải ngân theo kết quả đầu ra chưa thực hiện được các thủ tục rút vốn nên chưa thanh toán giải ngân...

   Trao đổi về công tác giải ngân VĐTC tại cuộc họp thường kỳ mới đây của UBND tỉnh, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hiện nay, một số dự án thủ tục còn vướng mắc. Nhất là nguồn vốn ODA theo yêu cầu có dự án đến 30/6 tới phải kết thúc, nếu không hoàn thành thủ tục, hồ sơ để giải ngân ở Kho bạc Nhà nước trước 30/6 thì sẽ mất nguồn, dẫn đến khả năng dự án dở dang. Đối với nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới của Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT (Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập W8 - PV) đến nay việc đấu thầu đang có vướng mắc, phức tạp mà thời gian không còn nhiều, trong khi phải đấu thầu lại nên nguy cơ không thực hiện giải ngân được. Việc này cần phải nghiêm túc xem xét, kiểm điểm trách nhiệm. Thực tế là đã có dự án nhìn thấy xu hướng "vỡ trận", nếu không được xử lý kịp thời là rất khó.  

  Để thúc đẩy giải ngân VĐTC, từ đó tạo đà phát triển KT-XH sau dịch Covid-19, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư tiếp tục thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2022. Thường xuyên quan tâm, đôn đốc, giám sát tình hình giải ngân kế hoạch vốn được giao để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án, lựa chọn nhà thầu đúng quy định pháp luật để sớm khởi công công trình. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thanh toán với kho bạc khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Nâng cao chất lượng công vụ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn...


Hoàng Nga

Các tin khác


Khẩn trương tháo gỡ nút thắt dự án hồ chứa nước Cánh Tạng: Bài 2 - Quyết liệt gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Hồ chứa nước Cánh Tạng là hồ đa mục tiêu, vừa có chức năng tưới tiêu, vừa đảm bảo cắt lũ, khi hoàn thành sẽ có tiềm năng phát triển du lịch và điều hòa giảm nhiệt độ cho huyện Lạc Sơn. Không chỉ phục vụ Hòa Bình mà xây dựng hồ còn phục vụ một phần cho tỉnh Thanh Hóa khi xả nước xuống hạ du và một phần dẫn nước về cho huyện Nho Quan (Ninh Bình). Như vậy, khi hoàn thành công trình đầu mối là đã hoàn thành nhiều mục tiêu.

Công khai phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Ngày 1/4/2022, Cục Thuế tỉnh có Thông báo số 1393/TB-CTHBI về việc công khai phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hoạt động khai thác khoáng sản năm 2021.

Tăng cường quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 24/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.

Huyện Lương Sơn phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn

(HBĐT) - Sản phẩm rau hữu cơ là niềm tự hào của huyện Lương Sơn. Phát huy những kết quả đạt được trong trồng rau hữu cơ, Lương Sơn đang thúc đẩy phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và nông nghiệp an toàn (NNAT) ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Qua đó, hướng tới xây dựng ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao; thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Khẩn trương tháo gỡ nút thắt dự án hồ chứa nước Cánh Tạng: Bài 1 - Nhiều lần phải điều chỉnh, đội vốn cao

(HBĐT) - Công trình xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1456/QĐ-BNN-XD, ngày 26/4/2018 với tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng. Là một trong những dự án lớn của miền Bắc ở thời điểm hiện nay. Đối với tỉnh Hòa Bình, dự án này chỉ đứng sau công trình thủy điện Hòa Bình về diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) và số hộ bị ảnh hưởng phải di dân tái định cư (TĐC). Công trình thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022. Tuy nhiên, đến nay, dự án được đánh giá chậm tiến độ 1 năm so với kế hoạch. Một số hạng mục đang bị đình trệ.

Vụ 100 container hạt điều: Những thắng lợi lớn bước đầu

Tính đến ngày 3/4, các công ty Việt Nam đã thu hồi được 12/35 container hạt điều xuất khẩu sang Italia bị mất chứng từ gốc, một thắng lợi rất lớn nhờ những nỗ lực hết sức và hỗ trợ tích cực của các bên liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục