Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Ảnh minh họa. Ảnh: THÀNH ĐẠT
Chương trình đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình bao gồm: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hơn 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5-7%/năm. Ðến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN 4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP; tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021-2025...
Ðến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 - 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có năm đến mười sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế. Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35 nghìn hợp tác xã, trong đó có hơn ba nghìn hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị...
Ðể đạt được các mục tiêu đặt ra, Nghị quyết nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Theo đó, tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập.
Về cơ cấu lại đầu tư công: Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế. Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả…
Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương xây dựng Ðề án Ðổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét…
Ðối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới...
Nghị quyết nêu rõ các giải pháp phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị-nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.
Theo Báo Nhân Dân
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, triển khai các chương trình, dự án, hỗ trợ phát triển sản xuất... Qua đó đạt được những kết quả quan trọng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
(HBĐT) - Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã nỗ lực đóng góp cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Dù vậy, đặc thù DN tỉnh ta đa phần là nhỏ, rất cần sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, ngành, địa phương.
(HBĐT) - Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, song Mai Châu đã nỗ lực khai thác tiềm năng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Trong đó chú trọng phát triển TTCN gắn với làng nghề truyền thống. Hoạt động sản xuất CN-TTCN góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lạc Thuỷ, đến hết quý I, toàn huyện thực hiện cấp mới 39 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), trong đó có 30 GCNQSDĐ cấp mới cho các hộ gia đình, cá nhân theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất và giao đất, cấp GCNQSDĐ cho 9 hộ gia đình, cá nhân thông qua hình thức đấu giá với tổng diện tích 72.021,4 m2.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thực hiện lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, huyện Lạc Thủy đang tiếp tục triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2022.