Theo các chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng bất động sản.


Năm nay, dự kiến tăng trưởng tín dụng bất động sản từ 9 - 10%. Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, việc kiểm soát chặt không có nghĩa là dòng tiền không vào bất động sản nữa mà chỉ hạn chế vào những phân khúc đầu cơ, rủi ro của những dự án lớn.

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm nay sẽ không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như: kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, hiện tổng dư nợ cho vay bất động sản khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng cả nền kinh tế; trong đó, có 65% dư nợ tín dụng bất động sản là vay mua nhà, sửa nhà.

Theo TS. Cấn Văn Lực, hai năm vừa qua, tận dụng lãi suất rẻ, người dân tăng mua nhà, sửa nhà, đầu tư nhà đất, với tín dụng cho vay mua, sửa nhà tăng 15 - 16%, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 7-8%. Năm nay, dự kiến tăng trưởng tín dụng bất động sản từ 9 - 10%.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc siết lại tín dụng bất động sản là việc cần làm để lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng "nóng” thời gian qua khi đa số các nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm gần đây, hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản giảm về tỷ trọng so với tín dụng của toàn hệ thống. Theo đó, tín dụng đổ vào bất động sản giảm từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% năm 2020, thấp hơn tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến cuối năm 2021, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản duy trì khoảng 12%.

Tại một văn bản mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện trong năm 2022, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.

Mộ số ngân hàng thương mại cũng đã có văn bản tạm dừng giải ngân các khoản cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.

Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay cán bộ nhân viên và người thân mua/xây/sửa bất động sản để ở, thời gian áp dụng sẽ đến hết tháng 6/2022.

Nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cũng yêu cầu tạm dừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và vay thứ cấp mua bất động sản (gồm chưa hoặc đã có giấy chứng nhận) kể từ ngày 25/3/2022. Đối với các khoản vay tạm dừng giải ngân này, ngân hàng yêu cầu các đơn vị kinh doanh trao đổi, đàm phán với khách hàng để dời lịch giải ngân sang ngày 1/4/2022.


Theo TTXVN

Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư, xây dựng lưới điện trung, hạ áp

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của khách hàng, nhất là trong mùa nắng nóng. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành các công trình đầu tư, xây dựng (ĐTXD) theo đúng kế hoạch là một trong những giải pháp quan trọng PC Hòa Bình đã và đang tập trung thực hiện.

Hội Người cao tuổi xã Đoàn Kết chăm lo và phát huy vai trò người cao tuổi

(HBĐT) - Xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò người cao tuổi (NCT) là nhiệm vụ quan trọng, Hội NCT xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) đã duy trì triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm thu hút hội viên tham gia. Tạo điều kiện thuận lợi để NCT được sống vui, sống khoẻ, sống có ích.

Tăng trưởng xanh giúp Việt Nam bứt phá

Ðầu tư xanh, chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng những gói hỗ trợ tài chính xanh của Chính phủ, sự chuyển dịch này sẽ là cơ sở quan trọng để tạo sự thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam trong thời gian tới.

Tạo sự chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam: Thích ứng an toàn, sản xuất - kinh doanh hiệu quả

(HBĐT) - Mới đây, chúng tôi đến thăm Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, có nhà máy tại Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà (TP Hoà Bình). Đến đây, chúng tôi thấy được không khí sản xuất khẩn trương. Công nhân lao động công ty thi đua hoàn thành các kế hoạch sản xuất đề ra. Từng dây chuyền sản xuất gọn gàng, ngăn nắp, công nhân thành thục mài rũa, lắp ráp các linh kiện điện tử theo tiêu chuẩn.

Tăng cường công tác phối hợp để phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Thời gian qua, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với một số sở, ngành: Sở Công Thương, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn, Chi nhánh Bưu chính Viettel… nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục