(HBĐT) - Những ngày tháng 4, đường phố Lương Sơn rực rỡ cờ hoa, người dân phấn khởi, quyết tâm xây dựng huyện trở thành thị xã vào năm 2025. Huyện thực hiện 30 đồ án quy hoạch. Trong đó, đang tiến hành lập đồ án điều chỉnh quy hoạch thị trấn Lương Sơn và vùng mở rộng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045; 25 đồ án quy hoạch chi tiết các khu nhà ở, khu đô thị, khu đấu giá; 4 đồ án quy hoạch phân khu.


Sản phẩm cháo sen Bát Bảo của Công ty TNHH Minh Trung (KCN Lương Sơn) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan..., góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của huyện Lương Sơn. 

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của BTV Tỉnh ủy về tập trung nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã, Huyện ủy xây dựng chương trình hành động, trong đó công tác quy hoạch được chú trọng. Quy hoạch chung đô thị Lương Sơn là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thông, giao thương kinh tế, văn hóa - xã hội, có vai trò thúc đẩy KT-XH của tỉnh, khẳng định vị thế của tỉnh trong chiến lược phát triển vùng Thủ đô; mang tầm nhìn dài hạn để xác định nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nâng cấp đô thị. Với các chỉ tiêu chính như tỷ lệ đất giao thông chiếm khoảng 24%; trường mầm non 12m2/cháu; trường tiểu học, THCS, THPT 10 m2/học sinh; bệnh viện đa khoa 100 m2/ giường bệnh; sân thể thao cơ bản 0,6 m2/người; trung tâm VH-TT 0,8m2/người. Các chỉ tiêu dịch vụ công cộng đô thị và hạ tầng kỹ thuật chính… tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Để công tác quy hoạch đạt hiệu quả, huyện đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu xong trước quý I/2023. Lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có tiềm năng thu hút đầu tư. Thực hiện tốt công tác lập, thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành; rà soát, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp, thiếu tính khả thi. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, bảo đảm công tác quy hoạch đi trước một bước, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH; rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. 
Cùng với công tác quy hoạch, huyện chú trọng phát triển hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Mục tiêu thành lập mới, đầu tư hạ tầng và lấp đầy các khu, CCN nhằm phát triển sản xuất, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lấp đầy các KCN trên địa bàn huyện đạt trên 60%. 

Hiện, huyện có 3 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: KCN Lương Sơn 83,08 ha đang hoạt động; 2 KCN đã quy hoạch chi tiết 1/500 và đang thu hút nhà đầu tư là KCN Nhuận Trạch 213 ha, KCN Nam Lương Sơn 200 ha. Các CCN đang đề xuất bổ sung đưa vào quy hoạch: CCN Tân Vinh, quy mô khoảng 75 ha; CCN Tiến Sơn 1, quy mô 74,8 ha; CCN Tiến Sơn 2, quy mô 74,58 ha; CCN Thanh Cao, quy mô 41,87 ha; CCN Thanh Cao 2, quy mô 42 ha; CCN Thanh Cao 3, quy mô 72,5 ha; CCN Thanh Cao 4, quy mô 60 ha; CCN Thanh Sơn, quy mô khoảng 70,28 ha; CCN Xuân Dương, quy mô 47,67 ha.

Quý I/2022, vượt qua khó khăn của dịch Covid-19, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 24,91% so với kế hoạch năm 2022, tăng 15,57% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 145 triệu USD, đạt 22,65% kế hoạch (640 triệu USD), tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Thời gian tới, huyện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, CCN. Xây dựng cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư vào khu, CCN. Phát triển ngành công nghiệp theo hướng hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, ưu tiên phát triển theo chiều sâu, bảo vệ môi trường; từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; công nghiệp vật liệu mới, cơ khí chế tạo chính xác. Tăng cường đào tạo nguồn lao động kỹ thuật chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của huyện. Tập trung hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu, CCN; thành lập mới các CCN theo quy hoạch được phê duyệt. Nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy hoạch một số CCN mới, ưu tiên phát triển các KCN sinh thái, KCN chuyên sâu. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, nhà đầu tư thứ cấp vào lấp đầy các khu, CCN trên địa bàn.


Bùi Thủy 

Các tin khác


Hành trình đưa ánh điện về vùng đất khó

(HBĐT) - Hơn 30 năm trước, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh hết sức sơ sài, số hộ dân có điện chỉ ở mức khiêm tốn. Đến nay, 100% hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia để sử dụng; 131/131 xã trên toàn tỉnh đã đạt tiêu chí số 4 về điện trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đưa ánh điện quốc gia đến các vùng quê trong tỉnh, nhất là các vùng khó khăn.

Bổ sung vốn giúp doanh nghiệp phục hồi

Theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế đang dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng, cộng đồng doanh nghiệp từng bước phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ và các bộ, ngành, chức năng, điều doanh nghiệp mong mỏi lúc này là hệ thống tổ chức tín dụng xem xét, tiếp tục giảm lãi suất cho vay 2-3%/năm đối với tất cả các khoản đang phát sinh và các khoản vay mới.

Huyện Cao Phong: Giải ngân hơn 500 triệu đồng vốn vay phục hồi và phát triển kinh tế

(HBĐT) - Chiều 28/4, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)  huyện Cao Phong tổ chức phiên giao dịch tại UBND xã Bắc Phong, bắt đầu giải ngân những khoản vay đầu tiên nguồn vốn vay phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Người tiêu dùng hãy lấy hóa đơn khi mua hàng để có cơ hội trúng thưởng đến 50 triệu đồng

(HBĐT) - Trong thời gian qua, công tác quản lý về hóa đơn có rất nhiều vụ việc gian lận thuế đã được ngành Thuế phát hiện. Luật Quản lý thuế đưa ra các quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) là bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý thuế và tăng trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý, sử dụng dữ liệu HĐĐT.

TP Hòa Bình: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 168,85 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu ngân sách Nhà nước của TP Hòa Bình được giao 855,169 tỷ đồng, bằng 85,51% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra đến năm 2025 đạt 1.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu, ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu từ việc giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thu phí, lệ phí, thuế nhà đất, đảm bảo hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất.

Hội thảo khởi động về phát triển chuỗi giá trị tre, luồng tại Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 28/4, Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ phối hợp với đơn vị thực hiện dự án (DAI) tổ chức hội thảo khởi động về phát triển chuỗi giá trị tre, luồng tại tỉnh Hòa Bình. Dự hội thảo có đại diện Ban quản lý Dự án VFBC Trung ương; các sở, ngành, địa phương cùng một số doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục