(HBĐT) - Huyện Đà Bắc hiện có 13/17 xã, thị trấn thuộc khu vực III (đặc biệt khó khăn - ĐBKK) và 7 xóm ĐBKK thuộc xã khu vực I. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Bà con sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, đây là vùng "lõi nghèo” của tỉnh, huyện. Những năm qua, ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giao thông trở ngại, chi phí sản xuất lớn… đã kéo theo việc thu hút các nguồn lực đầu tư gặp nhiều khó khăn, tác động lớn đến phát triển KT-XH chung của huyện.


Những năm qua, nhiều hộ dân xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Với đặc thù vùng ĐBDTTS trải dài và bao phủ khắp các xã, thị trấn, do vậy, công tác dân tộc luôn được các cấp ủy, chính quyền, phòng, ban trong huyện quan tâm. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với công tác dân tộc nói chung và vùng ĐBKK nói riêng trong đầu tư công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng nhiều mô hình sinh kế và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi... đã giúp bà con chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả. Qua đó dần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững (GNBV). Người dân thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với ĐBDTTS để nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Thực tế cho thấy, huyện luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng với nhiều công trình đã đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả KT-XH. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), GNBV đã đạt được nhiều kết quả tích cực cho phát triển nông thôn, miền núi. Hiện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; toàn huyện có 1.291 km đường bộ, tỷ lệ bê tông hóa, nhựa hóa chiếm 73,49%. 99,9% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Trên 80% công trình bai, đập dâng nước, kênh mương được kiên cố. Hạ tầng phục vụ lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế được đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống ĐBDTTS. Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,5%.

Xã Tú Lý có trên 90% dân số là ĐBDTTS với 5 dân tộc anh em. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, xã luôn chú trọng triển khai thực hiện công tác dân tộc, chăm lo đời sống người dân. Đồng chí Đinh Hồng Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Các chương trình, dự án, chính sách triển khai ở địa phương đều được xã quan tâm thực hiện, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội, BHYT, vay vốn đối với hộ DTTS, đảm bảo giúp người dân được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Song song với các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ vùng dân tộc cùng các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn đã giúp bộ mặt nông thôn đổi mới, hệ thống điện - đường - trường - trạm xây dựng khá đồng bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu, đời sống từng bước nâng lên. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 38 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 6%.

Mặc dù KT-XH vùng dân tộc ở huyện Đà Bắc có bước phát triển mạnh, song do xuất phát điểm thấp nên đến nay, ở khu vực xóm, xã ĐBKK, hạ tầng KT-XH còn nhiều hạn chế; kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa. Các xã tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo rất cao… Do vậy, việc triển khai thực hiện CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ  2021 - 2025 được kỳ vọng là đòn bẩy tạo sức bật cho huyện.

Đồng chí Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết thêm: Ngay sau khi có các nghị quyết của Quốc hội về đề án và CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, với vai trò cơ quan tham mưu về công tác dân tộc, phòng đã tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện nâng cao trách nhiệm công tác phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn nhằm thực hiện tốt chương trình. Huyện tích cực, chủ động, kịp thời tuyên truyền các nghị quyết đến đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động, nhất là Nhân dân. Phòng Dân tộc phối hợp trong công tác rà soát, đánh giá thực trạng nhu cầu phát triển KT-XH, đồng thời, tham mưu UBND huyện xây dựng đề án thực hiện CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn. 

Việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện CTMTTQG này nhằm tạo sự thống nhất về đầu mối quản lý, tham mưu, theo dõi địa bàn, đối tượng cụ thể và xác định địa bàn, đối tượng cần ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH khu vực khó khăn có đông ĐBDTTS, tiến tới hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, GNBV, KT-XH phát triển ở những xã chưa đạt NTM trên địa bàn huyện…


Thu Hiền


Các tin khác


Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Văn Tuấn kiểm tra dự án nhà ở Sao Vàng Tower

(HBĐT) - Sáng 19/5, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiểm tra dự án nhà ở Sao Vàng Tower do Công ty CP bất động sản Sao Vàng làm chủ đầu tư tại phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình). Cùng đi có lãnh đạo Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, TP Hoà Bình.

Vụ chiêm xuân năm 2022, các chỉ tiêu thực hiện cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra  

(HBĐT) - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đã giải ngân 2.319 tỷ đồng vốn vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Sáng 18/5, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai các chương trình chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Đồng chí Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng các dự án

(HBĐT) - Với lợi thế địa bàn có quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh, dòng sông Bôi đi qua tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển KT-XH, những năm gần đây, với sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút đầu tư của huyện Lạc Thuỷ đạt được hiệu quả khá cao.

Quy hoạch 1 khu và 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 682 ha

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Thuỷ, quy hoạch giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn huyện là: 1 khu công nghiệp (KCN) và 6 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 682,59 ha, trong đó: KCN Thanh Hà 282,14 ha; CCN Đồng Tâm 73,96 ha; CCN Thanh Nông 35,11 ha; điều chỉnh CCN Phú Thành II từ 50 ha lên 75 ha; điều chỉnh CCN môi trường công nghệ cao Hoà Bình từ 56,8 ha lên 75 ha, bổ sung CCN Đồng Tâm II 66,38 ha và bổ sung CCN Thống Nhất 75 ha.

Xuất nhập khẩu năm 2022 sẽ cán đích 700 tỉ USD

15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt, các FTA thế hệ mới sẽ tạo bước đột phá về thương mại, mang về thặng dư thương mại lớn trong năm 2022, tạo đà cho tăng trưởng cả giai đoạn 2022-2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục