(HBĐT) - Là xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất huyện, trải dài trên 17 xóm, những năm qua, xã Cao Sơn (Lương Sơn) đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ đó, phát huy hiệu quả tài nguyên đất rừng, tích cực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân gắn bó với rừng, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển.


Chủ rừng thôn Suối Bu, xã Cao Sơn (Lương Sơn) khai thác rừng trồng đến chu kỳ, giá trị thu nhập bình quân 60 triệu đồng/ha.

Hộ ông Nguyễn Văn Tần, xóm Cột Bài là một trong những hộ biết tận dụng, khai thác hiệu quả việc phát triển kinh tế rừng để nâng cao đời sống kinh tế gia đình, có diện tích rừng lớn 60 ha. Để khai thác hiệu quả lợi thế địa hình đồi núi, tận dụng đất đồi bỏ hoang, gia đình ông đã đầu tư trồng keo, vừa góp phần nâng độ che phủ của rừng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao. Ở chu kỳ khai thác thứ nhất, giá trị thu nhập đạt trên 3 tỷ đồng. Hiện, cánh rừng keo bạt ngàn của gia đình ông đang bước vào năm thứ 2 của chu kỳ 2.

Xã Cao Sơn có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 6.645,39 ha, trong đó, diện tích đất có rừng 3.806,91 ha, gồm rừng tự nhiên 634,28 ha, rừng trồng đã khép tán 3.172, 63 ha và đất đã trồng rừng nhưng chưa khép tán 1.022,16 ha; đất trống chưa trồng rừng 605,69 ha; đất có cây gỗ tái sinh 172,85 ha; đất rừng phòng hộ 1.068,41 ha; đất khác trong quy hoạch lâm nghiệp 281,25 ha. Diện tích bảo vệ rừng 479,77 ha là rừng tự nhiên, đã được UBND huyện chi trả công BVR, trong đó, chi trả năm thứ nhất 165,27 ha, chi trả năm thứ 2 trở lên 314,5 ha.

Xác định trồng rừng, phát triển kinh tế rừng là một trong những tiềm năng của địa phương, thời gian qua, chính quyền xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển rừng, đưa những giống mới, năng suất cao vào trồng; đồng thời hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật cho bà con nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với diện tích rừng phòng hộ, bà con được hỗ trợ cây giống và tiền (32 triệu đồng/ha) theo từng giai đoạn. Cùng với việc tuyên truyền nâng cao ý thức BVR cho người dân, xã thành lập 17 tổ đội quản lý, BVR/17 xóm với 386 người tham gia để thực hiện việc giám sát, quản lý và BVR, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, xã vận động các hộ ký cam kết BVR. Hạt Kiểm lâm huyện chủ động phối hợp các ban, ngành, trưởng xóm để tuyên truyền cho các chủ rừng, cơ sở chế biến lâm sản về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tuyên truyền, vận động người dân phòng, chống cháy rừng (PCCR) theo phương châm "4 tại chỗ". Kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi biến động theo 5 cấp dự báo cháy rừng để kịp thời tham mưu, tuyên truyền công tác PCCR; hướng dẫn các chủ rừng thực hiện đúng quy định về xử lý thực bì sau khai thác để trồng rừng.

Đồng chí Đinh Công Hân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Là địa bàn có diện tích rừng tương đối lớn nên xã xác định phát triển lâm nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, mang lại hiệu quả cao. Theo đó, xã đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến; triển khai phong trào trồng rừng, BVR; cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng... Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng của xã duy trì trên 52%. Cùng với phát triển kinh tế lâm nghiệp, xã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư gắn sản xuất với chế biến lâm sản. Hiện, trên địa bàn xã có 2 doanh nghiệp và 1 cơ sở là hộ gia đình chuyên sản xuất, chế biến lâm sản. Để phát triển rừng bền vững xã đặc biệt quan tâm đến phát triển rừng gỗ lớn. Thời gian tới, xã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng trồng. Qua đó, người dân sống gần rừng tích cực tham gia vào công tác trồng, quản lý và BVR trồng, góp phần đạt được "mục tiêu kép” là vừa nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, BVR, vừa tạo được sinh kế cho người dân.


Đinh Thắng


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục