(HBĐT) - Những năm qua, bám sát vào chỉ đạo của Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã ban ngành nhiều nghị quyết, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn. Từ đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển. 



Hợp tác nông nghiệp an toàn Yên Thủy giới thiệu sản phẩm tại Phiên chợ vùng cao tỉnh năm 2022. 

 Xác định nguồn nhân lực HTX có vai trò quan trọng đối với phát triển HTX, việc triển khai chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được tỉnh chú trọng. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, tỉnh bố trí 2,79 tỷ đồng (2,2 tỷ từ chương trình xây dựng nông thôn mới; 590,4 triệu đồng từ nguồn khác) cho Liên minh HTX tỉnh tổ chức 39 lớp bồi dưỡng cho 1,56 nghìn lượt học viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kiểm soát, Kế toán HTX. Các nội dung bồi dưỡng, đào tạo đa dạng, chú trọng đến kinh nghiệm thực tiễn như: Chuyên đề về tài chính, kế toán, quản trị chuỗi giá trị, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, lao động, đất đai, môi trường,… Năm 2015 và 2016, Sở NN&PTNT đã tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 317 lượt người tham gia với kinh phí thực hiện 180 triệu đồng. Năm 2020, Sở Công Thương tổ chức tập huấn về phát triển các nhóm sản phẩm OCOP cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Liên minh HTX tỉnh đã triển khai hỗ trợ 104 lượt HTX, 30 doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; chủ trì tổ chức 3 chương trình xúc tiến thương mại lớn; đưa một số hàng hóa vào các siêu thị lớn như: CoopMart, BigC, chuỗi cửa hàng tiện lợi,...; trung bình có 25 HTX/năm được hỗ trợ.

Thông qua đó, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thúc đẩy các HTX tổ chức sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ, tiếp cận thị trường... Đã tổ chức nhiều hoạt động như đưa cam Cao Phong lên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Hỗ trợ HTX tham dự Tuần lễ giới thiệu "Sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình năm 2019” tại siêu thị BigC, thành phố Hà Nội; tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019,...
Tỉnh đã bảo hộ 14 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm: Gà Lạc Sơn, Mật ong Hòa Bình, Cá Sông Đà, Tôm Sông Đà, Gà Lạc Thủy, Dê Lương Sơn, Bưởi Yên Thủy, Cà gai leo Yên Thủy, Ngô nếp Thung Khe Mai Châu, Khoai sọ Phúc Sạn Mai Châu, Quất hồng bì Kỳ Sơn, Na Lạc Thủy, Dê Lạc Thủy, Cà gai leo Yên Thủy. Bảo hộ 6 nhãn hiệu tập thể sản phẩm: Bưởi đỏ Tân Lạc, Cam Lạc Thủy, Cam - bưởi Mường Động, Gạo Đà Bắc, Quýt Nam Sơn... Hỗ trợ xây dựng 13 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao theo Kế hoạch số 148/KH-UBND của UBND tỉnh. Liên minh HTX tỉnh nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh về "Đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề ra các giải pháp để phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” và ứng dụng vào xây dựng mô hình chuỗi giá trị cây có múi tại HTX Nông nghiệp và Thương mại Mường Động, huyện Kim Bôi...

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức các chính sách hỗ trợ thành lập HTX; đầu tư hạ tầng đối với các HTX nông nghiệp, tỷ lệ HTX được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng mới đạt 5,7% số HTX, tỷ lệ đạt thấp do nhiều HTX không đáp ứng đủ điều kiện để được hỗ trợ.  Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm được các cấp, ngành quan tâm cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tổ chức các hình thức giới thiệu sản phẩm, thường xuyên kết nối, hỗ trợ cho các HTX với các doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, qua đó, nhiều HTX ký kết được hợp đồng kinh doanh có giá trị lớn...

Thông qua các chính sách hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy các HTX, kinh tế hợp tác phát triển. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 457 HTX và 4 Quỹ tín dụng nhân dân, tăng 30% so với năm 2015, trong đó 98% HTX đang hoạt động ổn định, 52 HTX ngừng hoạt động, giảm 69,2% so với năm 2015, 1 Quỹ tín dụng nhân dân thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Các HTX và Quỹ tín dụng thu hút khoảng 11,9 nghìn thành viên (6,2 nghìn thành viên HTX; 5,7 nghìn thành viên Quỹ tín dụng) và 21,9 nghìn lao động (7,7 nghìn lao động thường xuyên, 14,2 nghìn lao động thời vụ) tham gia, tăng 25,3% số thành viên và 65,1% lao động so với năm 2015; cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 34,7%, tăng 5 lần so với  năm 2015. Hoạt động của HTX đã từng bước có hiệu quả. Bình quân mỗi HTX có doanh thu 2,23 tỷ đồng/năm (tăng 5,62% so với năm 2015), lợi nhuận 0,25 tỷ đồng/năm; thu nhập lao động thường xuyên đạt 4,16 triệu đồng/người/tháng (tăng 1,7 lần so với năm 2015). Quỹ tín dụng có tổng nguồn vốn hoạt động 607,4 tỷ đồng (tăng 1,5 lần so với năm 2015), có chênh lệch thu - chi 5,73 tỷ đồng (tăng gấp 3,8 lần năm 2015). Tổng nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 5,1 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng thu ngân sách Nhà nước toàn tỉnh...

Có thể nói, cơ chế, chính sách được triển khai thực hiện toàn diện và hiệu quả, từ hỗ trợ củng cố, thành lập mới, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ, cho thuê đất đến ứng dụng khoa học công nghệ, đã thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển trong thời gian qua. Nguồn lực ngân sách tỉnh và các chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép thực hiện chính sách, tạo động lực quan trọng giúp thúc đẩy HTX phát triển.

P.V 

Các tin khác


Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

(HBĐT) - Ngày 20/7, Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy: Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 50%

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt 780,74 tỷ đồng, đạt 49,95% kế hoạch. Một số sản phẩm mũi nhọn lợi thế mang lại giá trị kinh tế cao như: Khai thác đá các loại 112,98 nghìn m3, đạt 49,97% kế hoạch; gạch nung 46,5 triệu viên, đạt 49,8% kế hoạch; gạch bê tông 13,14 triệu viên, đạt 49,6% kế hoạch.   

Huyện Lương Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Đến hết năm 2021, huyện Lương Sơn có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thông qua chương trình góp phần tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WB hỗ trợ xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045

Sáng 19/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Axel van Trotsenburg, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã cho vay trên 1,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) tỉnh thực hiện cho 6 HTX vay, tổng số tiền là 1.550 triệu đồng, gồm các HTX: HTX dịch vụ nông lâm Mai Châu (Mai Châu) vay 250 triệu đồng; HTX dịch vụ nông nghiệp Mường Động (Kim Bôi) 300 triệu đồng; HTX Đình Lâm (TP Hòa Bình) 200 triệu đồng; HTX nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm (Lạc Sơn) 300 triệu đồng; HTX nông nghiệp hữu cơ Thành An (Lương Sơn) 200 triệu đồng; HTX nông nghiệp và dịch vụ Chiến Hùng (TP Hòa Bình) 300 triệu đồng.

Ứng dụng rửa sứ hotline, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ rửa sứ, vệ sinh lưới điện mà không cần cắt điện (rửa sứ hotline). Với công nghệ mới này đã giúp giảm thời gian cắt điện của khách hàng, đây cũng là giải pháp hiệu quả để PC Hòa Bình nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục