(HBĐT) - Từ chỗ là một hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô. Nhưng từ khi mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt, đời sống gia đình anh Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) từng bước vươn lên làm giàu.


Từ việc mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, gia đình anh Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) có tổng đàn trâu, bò hơn 100 con.

Không chỉ gia đình anh Sương, thời gian qua, từ việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhiều hộ trên địa bàn huyện có hoàn cảnh khó khăn đã từng bước vươn lên trở thành hộ sản xuất giỏi. Như gia đình ông Xa Van Ơn, xóm Túp, xã Tiền Phong. Không có ruộng đất sản xuất, đời sống gia đình khó khăn, không cam chịu đói nghèo, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua 3 con bò sinh sản. Sau 3 năm đàn bò phát triển lên hơn 10 con. Mới đây, ông bán vài con vừa để trả nợ ngân hàng, vừa cho con đầu tư nuôi cá lồng, phần còn lại ông dự định tiếp tục đầu tư mua bò sinh sản. Ông cho biết: Việc đầu tư cho chăn nuôi đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là khi hệ thống đường giao thông của xã với vùng bên ngoài đã được kết nối thông suốt.

Theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, có được điều này là do những năm qua, huyện đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/HU về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, ngay khi nghị quyết được ban hành, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình hành động và kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ đó tạo đà phát triển mạnh ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi đại gia súc nói riêng. Đồng thời, tạo sự đồng thuận cao về nhận thức và hành động.

Với việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án xây dựng các mô hình nuôi vỗ béo trâu, bò, tập huấn chuyển giao KHKT áp dụng trong sản xuất, như thực hiện cải tạo đàn bò giống của địa phương đã tăng giống bò lai trên địa bàn huyện từ chỗ chỉ chiếm một phần rất nhỏ lên khoảng 35% tổng đàn bò. Đồng thời loại thải dần những giống chất lượng kém, chọn lọc và xây dựng đàn giống có năng suất, chất lượng cao. Cùng với đó, các tiến bộ KHKT được chú trọng áp dụng trong trồng các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi, sử dụng những phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh được người dân áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngành chăn nuôi huyện Đà Bắc đã có bước phát triển mới. Trong đó, chăn nuôi trâu, bò đạt được kết quả đáng ghi nhận, tổng đàn trâu, bò hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu về sản lượng của ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu, bò nói riêng cũng đạt và vượt kế hoạch. Đến nay, toàn huyện có tổng đàn trâu, bò 18.467 con, trong đó, đàn trâu 9.052 con, đàn bò 9.415 con. Giá trị thu nhập từ ngành chăn nuôi gia súc đạt 385.279,24 triệu đồng, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 25 - 30% tổng giá trị ngành nông nghiệp của huyện. Đáng nói, từ việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi chăn nuôi trâu, bò theo hướng gia trại tập trung với số lượng đàn lớn, như gia đình các anh: Lường Văn Sương (xã Đồng Chum) có đàn trâu, bò hơn 100 con; Triệu Văn Đồng (xã Tú Lý) có đàn trâu, bò 25 con; Lý Văn Thanh (xã Đoàn Kết) có đàn trâu, bò 26 con; Hà Viết Khương (xã Cao Sơn) có đàn trâu, bò 18 con... Từ định hướng này, nhiều hộ từng bước thoát nghèo bền vững nhờ được hỗ trợ vay vốn đầu tư, hỗ trợ con giống theo mô hình "Ngân hàng bò” của các tổ chức chính trị xã hội huyện, như các hộ: Xa Văn Hoàng, Bùi Văn Toán (xã Tiền Phong), Đinh Văn Bộ (xã Hiền Lương)... Theo đồng chí Bùi Văn Luyến, Bí thư Huyện ủy Đà Bắc, với những kết quả đạt được trong thời gian qua, đây là một bước đi mới, có tính đột phá về phát triển KT-XH của huyện. Hướng đi này đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục