(HBĐT) - Tỉnh tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các dự án, công trình trọng điểm, có sức ảnh hưởng, lan tỏa lớn, tạo sức hút thu hút đầu tư. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.


Công trình cầu Hòa Bình 2 tạo điểm nhấn mở ra không gian phát triển đô thị cho TP Hòa Bình.

Mấy năm nay, trong điều khó khăn, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng với những công trình trọng điểm, chiến lược đã và đang làm thay đổi diện mạo, thúc đẩy thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân. Trước hết phải kể đến dự án cải tạo nâng cấp đường Xuân Mai, Hòa Lạc - TP Hòa Bình tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng được đưa vào khai thác năm 2018, góp phần giảm tải cho quốc lộ 6, rút ngắn thời gian di chuyển giữa tỉnh với Hà Nội, mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư; tiếp đến là công trình cải tạo, nâng cấp đường từ TP Hòa Bình - Bình Thanh - Thung Nai (Cao Phong) - Suối Hoa (Tân Lạc) đã đưa vào khai thác trong năm 2020, kết nối với các điểm du lịch trên hồ Hòa Bình, góp phần quan trọng tạo sức hút đầu tư vào khu vực quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Rồi hàng loạt dự án giao thông kết nối đang tạo sự thay đổi tích cực các đô thị. Công trình đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng; cầu Hòa Bình 3, cầu Hòa Bình 2 kết nối đôi bờ sông Đà được đưa vào khai thác mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ của TP Hòa Bình để thực hiện mục tiêu nâng cấp đô thị loại II vào năm 2025. Huyện Lương Sơn huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng, đạt tiêu chí đô thị loại IV và trở thành huyện nông thôn mới, trước nghị quyết của Tỉnh ủy 1 năm, hiện đang huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu cơ bản đạt tiêu chí thị xã vào năm 2025.

Hiện nay, Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo thực hiện các chương trình hành động, đề án nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã phân công nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo, đốn đốc thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU về hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước. Cùng với các danh mục công trình, dự án được đưa vào kế hoạch, tỉnh đã lựa chọn 14 dự án, công trình trọng điểm trong và ngoài ngân sách để tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, sớm khởi công nhằm tạo sức lan tỏa dẫn dắt, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Đối với dự án từ ngân sách, tỉnh đã phê duyệt chủ trương các dự án giao thông trọng điểm như: Đường liên kết vùng Kim Bôi nối với cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; đường thị trấn Xuân Mai đi thị trấn Lương Sơn; cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (Sơn La); đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình. Đối với dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, dự kiến xây dựng 6 làn xe, có dự trữ quỹ đất 2 bên đường để xây dựng hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe (mỗi bên 2 làn) và xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai. Tuyến đường này khi được triển khai sẽ tạo động lực rất lớn cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh và cả vùng Tây Bắc. Tỉnh đề xuất với Chính phủ cho phép triển khai dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình theo phương thức PPP, với cơ chế đặc thù được sử dụng phần vốn góp từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn của nhà đầu tư. Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), tổng chiều dài tuyến 49,02 km, dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 4.120 tỷ đồng, thúc đẩy phát triển KT-XH cho các địa phương, nhất là vùng khó khăn. Đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) dài 84,6 km, trong đó, địa phận tỉnh dài 53 km, đi qua TP Hòa Bình, các huyện Đà Bắc, Mai Châu đang được khởi động nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, phát triển KT-XH các địa bàn, phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình…

Bên cạnh đó, tỉnh quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các dự án ngoài ngân sách, lựa chọn những dự án có khả năng khởi công để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, tạo xúc tác về thu hút các nguồn lực đầu tư. Đối với các dự án ngoài ngân sách do UBND huyện Lạc Sơn và đề xuất chủ trương đầu tư gồm dự án khu đô thị sinh thái và quần thể khu vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ, tại xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi; dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung và dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả, tại xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương và các sở, ngành chức năng đang phối hợp hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai các thủ tục cần thiết đặt mục tiêu khởi công trong quý IV/2022. Đây được coi là dự án của nhà đầu tư lớn, tạo ra những sản phẩm du lịch, đô thị sinh thái đẳng cấp của tỉnh trong tương lai gần. Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng hỗ trợ các dự án quan trọng như: Dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy của Công ty TNHH MTV Pacific Hòa Bình; dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,9 km, tổng mức đầu tư trên 1.726 tỷ đồng; dự án khu đô thị mới Trung Minh A, TP Hòa Bình; dự án đường nối đường Trần Hưng Đạo - phường Dân Chủ; các dự án hạ tầng khu công nghiệp Nhuận Trạch (Lương Sơn); khu công nghiệp Bình Phú (TP Hòa Bình)… Các dự án phấn đấu khởi công và triển khai đầu tư để đưa vào khai thác theo lộ trình đề ra, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển nông nghiệp làm nền tảng, công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn trong phát triển kinh tế theo định hướng nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh trong những năm tới.


Lê Chung

Các tin khác


Phát triển rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản

(HBĐT) - Phát triển rừng gỗ lớn (RGL) là xu thế tất yếu, là một trong những chủ trương quan trọng trong phát triển lâm nghiệp của tỉnh. Trồng RGL là giải pháp hiệu quả để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả của rừng trồng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh việc phát triển RGL gặp rất nhiều khó khăn. Một số huyện diện tích RGL vẫn là con số 0, nhiều hộ dân tham gia mô hình trồng RGL song lại bỏ dở giữa chừng.

Thả 3 tấn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Sáng 19/8, tại Cửa Chương, xã Hiền Lương (Đà Bắc), Chi cục Thủy sản phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà năm 2022.

Giải ngân trên 177 tỷ đồng vốn vay phục hồi và phát triển kinh tế

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, thực hiện chương trình tín dụng về phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ, đến hết ngày 31/7/2022, toàn chi nhánh đã cho vay 3.161 món vay, với số tiền gần 177,5 tỷ đồng, hoàn thành 70%  theo kế hoạch.

Cựu chiến binh huyện Yên Thủy tiên phong trên mặt trận kinh tế

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” không cam chịu đói nghèo, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Thủy không ngừng nỗ lực, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên mặt trận kinh tế thời bình. Theo rà soát đến nay, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 48 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,19%. Thu nhập của hội viên từng bước nâng cao, đời sống được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đồng thời khẳng định là lực lượng tiên phong, chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương.

Phát triển giao thông ở huyện vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, luôn đối mặt với mưa lũ, trượt sạt. Nhiều năm nay, huyện quan tâm huy động các nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông và đạt được những kết quả tích cực. Song vẫn còn nhiều khó khăn cần sự trợ giúp của các cấp, các ngành để phá vỡ thế độc đạo về giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục