Trong 3 ngày tới (từ ngày 15 – 17/9), quận Hoàn Kiếm sẽ tiến hành thu hồi toàn bộ giấy phép của tất cả các hộ kinh doanh có vị trí ở mặt hành lang an toàn đường sắt.
Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Nội (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) vừa đề nghị UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội) và nhiều phường liên quan phối hợp xử lý tình trạng bán hàng, quay phim, chụp ảnh trên tuyến đường sắt chạy qua khu vực này.
Về vấn đề này, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định, 100% các hộ kinh doanh tại đây vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Vì vậy, muộn nhất trong 3 ngày tới (từ ngày 15 – 17/9), quận Hoàn Kiếm tiến hành thu hồi toàn bộ giấy phép của tất cả các hộ kinh doanh có vị trí ở mặt hành lang an toàn đường sắt (các hộ kinh doanh này có hộ khẩu tại khu vực chắn 5 Trần Phú nhưng kinh doanh ở một vị trí khác).
Tàu chạy qua "Xóm cà phê đường tàu" tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN phát
Không đánh đổi an toàn của người dân lấy lợi ích kinh tế
Phố cà phê đường tàu chủ yếu nằm dọc theo ba phường: Điện Biên Phủ (quận Ba Đình), Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) thu hút rất đông du khách đến vui chơi, quay phim, chụp ảnh. Riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có trên 30 cửa hàng kinh doanh cà phê, giải khát. Trước khi dịch COVOD-19 diễn ra, vào năm 2018 – 2019, mô hình cà phê đường tàu xuất hiện phục vụ nhu cầu của du khách muốn check in khi đi du lịch. Không chỉ các bạn trẻ Hà Nội mà rất đông du khách các nơi tìm đến cà phê đường tàu khi về tham quan Thủ đô, đặc biệt có rất nhiều khách nước ngoài. Chính lẽ đó đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên đặt ra vấn đề vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại phố cà phê đường tàu, trước đó, đã nhiều lần các cơ quan quản lý đường sắt và chính quyền địa phương vào cuộc xử lý. Trước khi xảy ra dịch COVID-19, quận Hoàn Kiếm đã tiếp nhận thông tin, có nhiều giải pháp, từ tuyên truyền vận động đến xử lý các hộ kinh doanh ở đây, kể cả với khách vi phạm an toàn hành lang đường sắt nên hiện tượng này đã giảm đi rất nhiều. Sau dịch bệnh, khi khách du lịch phục hồi trở lại thì dịch vụ này cũng tự phát theo.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc tồn tại các hộ dân trong khu vực này là do lịch sử để lại. Các hộ dân ở đây đều sinh sống từ những năm 1990, trước khi Luật An toàn đường sắt có hiệu lực. Vì vậy, việc giải tỏa các hộ dân ở đây cần có thời gian, kinh phí và chủ trương lớn từ thành phố đến Trung ương mới có thể thực hiện được. Việc kinh doanh tại đây có phát sinh dịch vụ cà phê giải khát, trở thành điểm check-in cho du khách, quận Hoàn Kiếm khẳng định đó là vi phạm an toàn hành lang đường sắt cần phải giải quyết triệt để.
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân cho biết, quận Hoàn Kiếm nhận thức rất rõ việc giải quyết trật tự đô thị và an toàn giao thông đường sắt khu vực phố đường tàu là trách nhiệm của chính quyền cơ sở, của quận Hoàn Kiếm và các phường liên quan. Trước khi cơ quan quản lý đường sắt và UBND dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, quận đã triển khai nhiều giải pháp xử lý, đặc biệt đã tổ chức rào chắn để ngăn du khách vào check in, tránh gây mất an toàn đường sắt.
Quận Hoàn Kiếm thu ngân sách qua du lịch nhưng không đánh đổi với sự an toàn của người dân lấy bất kỳ lợi ích kinh tế nào– Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định.
"Mở lối" cho các hộ kinh doanh cà phê đường tàu
Trước nhiều ý kiến cho rằng, trong khi Hà Nội đang nỗ lực thu hút khách du lịch đến Thủ đô thì việc tạo ra những điểm đến đặc sắc, được du khách hưởng ứng cần được duy trì và quản lý tốt. Phố cà phê đường tàu có tên ở nhiều trang tin du lịch thế giới, được khách nước ngoài tìm đến rất đông. Tuy vậy, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định đặt vấn đề an toàn lên trên hết.
"Chúng tôi trân trọng, ghi nhận những ý kiến mang tính xây dựng giúp quận Hoàn Kiếm thu hút khách du lịch nhiều hơn và đây là một trong những chỉ tiêu Hoàn Kiếm hết sức quan tâm. Tuy vậy, về xử lý vi phạm thì quan điểm của quận là xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. 100% hộ dân đang kinh doanh khu vực đường tàu là vi phạm an toàn đường sắt nên thời gian tới chúng tôi sẽ thu hồi toàn bộ giấy phép kinh doanh đã cấp và đình chỉ kinh doanh. Chúng tôi sẽ thu hồi trong 3 ngày (từ ngày 15 – 17/9) toàn bộ giấy phép đối với tất cả các hộ kinh doanh có vị trí ở mặt hành lang an toàn đường sắt"- Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân khẳng định.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tổ chức rào chắn, tuyên truyền vận động dưới nhiều hình thức để cho người dân, đặc biệt là du khách không đến check-in gây mất an toàn giao thông, mất trật tự ở khu vực này.
Quận Hoàn Kiếm cũng đang xây dựng đề án phát triển du lịch, thương mại gắn với tuyến đường sắt, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đó là đề án phục hồi, khai thác 131 vòm cầu liên quan đến tuyến đường sắt. Quận cũng có đề án xuất phát từ nhu cầu, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân và du khách. Trên cơ sở đó, quận phối phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội và đơn vị quản lý đường sắt xây dựng đề án theo khung giờ, khoảng thời gian tàu chạy để có phương án phù hợp nhất...
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng. Trong đó, thu xuất nhập khẩu, Chính phủ và HĐND tỉnh giao 315 tỷ đồng; thu nội địa Chính phủ giao 3.582 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.095 tỷ đồng. Đây được xem là nhiệm vụ khá nặng nề trong bối cảnh tình hình KT-XH còn chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh; các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất - kinh doanh còn gặp khó khăn, nhất là có những lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố vào cuộc với quyết tâm cao hoàn thành dự toán thu NSNN được giao.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc tiêu hủy các mẫu ấn chỉ QLTT in sẵn chưa sử dụng, Cục QLTT tỉnh vừa tổ chức tiêu hủy ấn chỉ in sẵn không còn giá trị sử dụng là các biểu mẫu theo Quyết định số 05/TM-QLTT, ngày 5/1/1996 của Bộ Thương mại; Thông tư 26/2013/TT-BCT ngày 30/10/2013 và Thông tư 08/2018/TT-BCT, ngày 2/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
(HBĐT) - Chính quyền huyện Cao Phong đã thực hiện nhiều giải pháp định hướng, hỗ trợ người dân phát triển cây cam - giống cây chủ lực. Huyện đang thực hiện các giải pháp giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong, thực hiện có định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã vào cuộc rất sớm trong việc chỉ đạo các ngân hàng (NH) hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phục hồi sản xuất, kinh doanh (SXKD) bằng nhiều biện pháp cụ thể như hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ… Tuy nhiên, riêng với gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách Nhà nước (NSNN), đến nay, nhiều DN vẫn gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn.
(HBĐT) - Ngày 31/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá nhằm không để ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động SX-KD của tổ chức, cá nhân, nhất là việc kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ khi xăng dầu liên tục giảm. Thực hiện công điện, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi diễn biến thị trường, triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.
(HBĐT) - Xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là nội dung được huyện nhấn mạnh là khâu đột phá cần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.