(HBĐT) - LTS: Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư số 02/2022/ TT-UBDT, ngày 30/6/2022 về hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025. Báo Hòa Bình mở chuyên mục đăng tải những nội dung quan trọng của hướng dẫn này.

Thông tư số 02/2022/TT-UBDT áp dụng đối với các xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ gia đình, cá nhân người DTTS; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX, các tổ chức KT-XH hoạt động ở địa bàn các xã, thôn ĐBKK và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện chương trình.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1: GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THIẾU ĐẤT Ở, NHÀ Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT

I. HỖ TRỢ ĐẤT Ở

Đối tượng là hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có đất ở. Không hỗ trợ đất ở đối với các hộ đã nhận hỗ trợ đất ở từ các chương trình, chính sách trước đây nhưng đến nay đã chuyển nhượng, cho, tặng.

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện:

(1) Căn cứ quỹ đất, hạn mức giao đất ở và khả năng ngân sách của từng địa phương, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xem xét ban hành các quy định cụ thể làm cơ sở giao đất ở để làm nhà ở cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện, tập quán ở địa phương và phù hợp với pháp luật về đất đai. Việc giao đất ở phải gắn phương án làm nhà ở trên diện tích đất được giao, tránh tình trạng các hộ được giao đất ở nhưng lại không có nhà ở.

(2) Ở những nơi cần khai hoang, tạo mặt bằng, chính quyền địa phương có thể sử dụng số tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để san gạt, tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để giao đất ở cho các đối tượng được thụ hưởng.

(3) Ở các địa phương không có điều kiện về đất đai, chính quyền địa phương bố trí kinh phí hỗ trợ cho người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. Trường hợp các đối tượng thụ hưởng tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì UBND cấp xã, phường, thị trấn kiểm tra, xác định cụ thể và lập danh sách trình UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

(4) UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất ở theo quy định.

II. HỖ TRỢ NHÀ Ở

Đối tượng là hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng. Hộ được hỗ trợ đất ở thì được đồng thời xem xét hỗ trợ nhà ở.

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện:

(1) Hỗ trợ đầu tư xây dựng 1 căn nhà theo phong tục tập quán của địa phương; nội dung hỗ trợ áp dụng theo quy định tại điểm c, khoản 5, Mục III, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng, UBND cấp xã vận động các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng, hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng theo quy định. Trường hợp người dân không thể tự xây dựng nhà ở, UBND cấp xã tổ chức xây dựng cho các đối tượng này đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng theo đúng quy định.

(Còn nữa)

H.N (TH)


Các tin khác


Tập trung quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành

(HBĐT) - Sở Tài chính vừa có công văn đề nghị việc rà soát, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư công (VĐTC) dự án hoàn thành.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng. Trong đó, thu xuất nhập khẩu, Chính phủ và HĐND tỉnh giao 315 tỷ đồng; thu nội địa Chính phủ giao 3.582 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.095 tỷ đồng. Đây được xem là nhiệm vụ khá nặng nề trong bối cảnh tình hình KT-XH còn chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh; các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất - kinh doanh còn gặp khó khăn, nhất là có những lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố vào cuộc với quyết tâm cao hoàn thành dự toán thu NSNN được giao.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tiêu hủy trên 1.200 quyển ấn chỉ in sẵn chưa sử dụng

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc tiêu hủy các mẫu ấn chỉ QLTT in sẵn chưa sử dụng, Cục QLTT tỉnh vừa tổ chức tiêu hủy ấn chỉ in sẵn không còn giá trị sử dụng là các biểu mẫu theo Quyết định số 05/TM-QLTT, ngày 5/1/1996 của Bộ Thương mại; Thông tư 26/2013/TT-BCT ngày 30/10/2013 và Thông tư 08/2018/TT-BCT, ngày 2/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Giữ thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Chính quyền huyện Cao Phong đã thực hiện nhiều giải pháp định hướng, hỗ trợ người dân phát triển cây cam - giống cây chủ lực. Huyện đang thực hiện các giải pháp giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong, thực hiện có định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Gỡ khó cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách

(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã vào cuộc rất sớm trong việc chỉ đạo các ngân hàng (NH) hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phục hồi sản xuất, kinh doanh (SXKD) bằng nhiều biện pháp cụ thể như hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ… Tuy nhiên, riêng với gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách Nhà nước (NSNN), đến nay, nhiều DN vẫn gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn.

Đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 31/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá nhằm không để ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động SX-KD của tổ chức, cá nhân, nhất là việc kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ khi xăng dầu liên tục giảm. Thực hiện công điện, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi diễn biến thị trường, triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục