(HBĐT) - Tổng diện tích đất các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy trước ngày 12/10/2015 là 5.188,24 ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng  Long 1.275,48 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 635,96 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 3.276,8 ha. Diện tích được UBND tỉnh thu hồi giao cho UBND huyện quản lý, quy hoạch, sử dụng các mục đích 3.228,7 ha. Diện tích các công ty giữ lại để sản xuất: Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.007,68 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 569,56 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 1.083,7 ha.



Hộ nhận khoán đất Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long (Lạc Thủy) đầu tư phát triển sản xuất chè.

Trên cơ sở các phương án sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện Lạc Thủy chỉ đạo rà soát để xây dựng phương án sử dụng đất và giao đất cho các hộ gia đình theo trình tự ưu tiên như: Xây dựng công trình công cộng, các dự án được UBND cấp có thẩm quyền cho phép hoặc giới thiệu địa điểm đầu tư; giao đất, cho thuê đất cho các hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương chưa có đất và thiếu đất sản xuất; hộ gia đình nhận khoán tiếp tục được sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền, hoặc thuê đất nếu vượt hạn mức giao… Tại Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long có 2.089 hộ, qua rà soát có 1.539 hộ đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, lấn chiếm, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. UBND huyện đã tổ chức triển khai đăng ký đo đạc cho 812 hộ, còn 1.238 hộ tiếp tục triển khai rà soát, hướng dẫn các hộ đăng ký kê khai để có cơ sở lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).  

Quá trình thực hiện phương án sử dụng đất tại Quyết định số 1517/QĐ-UBND, ngày 18/8/2017 và Quyết định số 1611/QĐ-UBND, ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh, UBND huyện Lạc Thủy đã triển khai các chỉ tiêu sử dụng đất được 985,8/3.328,73 ha, còn lại 2.242,93 ha do các hộ trước đây nhận khoán với các nông, lâm trường vẫn trực tiếp sản xuất trên diện tích này. UBND huyện đã giao Phòng TN&MT chủ trì đo đạc chính quy được 1.778,71 ha đất nông nghiệp để quản lý, và cấp được GCNQSDĐ cho 45 hộ, diện tích 22,18 ha. Hiện, huyện tiếp tục rà soát để có căn cứ đo đạc địa chính để quản lý và thực hiện giao đất cho các hộ theo phương án đã được duyệt.

Theo UBND huyện Lạc Thủy, công  tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn còn nhiều hạn chế, như một số xã, thị trấn còn tình trạng lấn chiếm đất đai xử lý chưa kiên quyết, sử dụng đất sai mục đích; việc kiểm tra, rà soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Công tác thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các dự án có thu hồi đất nông nghiệp còn gặp khó khăn do các hộ có những đòi hỏi ngoài quy định. Đặc biệt là việc thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp về bồi thường theo hình thức thoả thuận chuyển nhượng còn nhiều khó khăn, do người dân có những đòi hỏi cao về giá đất và tài sản. Các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kế hoạch phê duyệt của huyện, kế hoạch triển khai của xã thực hiện không đầy đủ việc đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với UBND cấp xã, tuy nhiên việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở còn hạn chế.

Công tác triển khai cấp GCNQSDĐ có nguồn gốc Nông trường Sông Bôi theo Kế hoạch số 95/KH-UBND, ngày 7/6/2021 của UBND huyện tại một số xã chưa đáp ứng được tiến độ, nhất là trong việc rà soát, thống kê xác minh thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất của các hộ. Việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong quy hoạch, kế hạch sử dụng đất. Quy định việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phải được cụ thể đến từng thửa đất, tờ bản đồ dẫn đến khó khăn trong quá trình lập hồ sơ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án, công trình, vì thực tế khi thực hiện quyết định chủ trương đầu tư chưa thể hiện cụ thể phạm vi dự án, nhất là các dự án dạng tuyến (giao thông, thủy lợi, điện…), nên không xác định được cụ thể đến từng thửa đất, tờ bản đồ để đăng ký nhu cầu sử dụng đất khi lập kế hoạch. Quy định trên chưa phù hợp, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thực hiện. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số xã, thị trấn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, QP-AN và bảo vệ môi trường...

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Huyện đang tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý đất đai.  Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý đất đai sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Thực hiện rà soát các chương trình, dự án đánh giá hiệu quả thực hiện. Qua đó xem xét đối với những dự án sử dụng đất kém hiệu quả, tiến độ thực hiện chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Có biện pháp xem xét kiên quyết xử lý đối với trường hợp nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất nhưng sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển nhượng, chuyển mục đích trái phép đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.



Lê Chung

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 20/9, tại UBND xã Đồng Ruộng, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh.

Đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án công trình điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công trình lưới điện năm 2022. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng.

Huyện Lạc Thủy: Huy động trên 4.000 ngày công làm giao thông nông thôn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Thuỷ tập trung đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn thực hiện làm giao thông nông thôn (GTNT). Phong trào ra quân làm đường GTNT đạt kết quả cao so với kế hoạch. 

Huyện Lạc Thủy: Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt trên 99% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, UBND huyện Lạc Thuỷ đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách, các ngành, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

(HBĐT) - Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND, ngày 21/12/2021 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về tầm quan trọng và việc triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hòa Bình: 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến thời điểm hiện tại, TP Hòa Bình có 16 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh hạng 3 - 4 sao, trong đó có 9 sản phẩm 3 sao, 7 sản phẩm 4 sao.       

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục