(HBĐT) - Nhằm tạo đà phát triển, huyện Tân Lạc đã, đang tập trung nguồn lực hỗ trợ các HTX phát triển theo chuỗi liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh (SX-KD), xây dựng nhà xưởng… Thông qua các chính sách hỗ trợ giúp HTX tiếp cận với phương thức SX-KD mới, phù hợp điều kiện thực tế, hướng đến phát triển bền vững.
HTX nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) phát triển mô hình trồng rau, củ, quả các loại theo chuỗi liên kết đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Được thành lập từ tháng 7/2021, HTX nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC, xã Quyết Chiến phát triển mô hình trồng rau, củ, quả các loại theo chuỗi liên kết. Vùng sản xuất của HTX rộng 8 ha, tất cả các loại rau, củ, quả được trồng theo hướng hữu cơ, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Chị Cấn Thị Thùy Trang, Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC chia sẻ: Cuối năm 2021, HTX được UBND huyện Tân Lạc hỗ trợ 500 triệu đồng xây dựng nhà sơ chế. Để thành viên và người lao động yên tâm sản xuất, HTX tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, kiến thức về an toàn lao động. Ngoài ra, chúng tôi đã liên kết với HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (TP Hà Nội) và thực hiện theo đúng cam kết đã ký, cung cấp sản phẩm rau an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng. HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao sẽ tiêu thụ sản phẩm của chúng tôi. Năng suất trung bình của HTX đạt 60 tấn/ha; giá bán khoảng 5.000 đồng/kg. Nhờ sản xuất an toàn, làm chủ kỹ thuật, HTX giải quyết việc làm cho 20 - 30 lao động địa phương, thu nhập khoảng 180.000 đồng/ngày.
Theo thống kê của BCĐ Phát triển kinh tế tập thể huyện Tân Lạc, đến hết tháng 9/2022, toàn huyện có 51 HTX, trong đó 28 HTX đang hoạt động; tổng vốn điều lệ 107,690 tỷ đồng. Đồng chí Đinh Duy Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Tạo đà cho các HTX phát triển SX-KD, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, huyện Tân Lạc đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ HTX phát triển. Huyện tổ chức cho cán bộ, thành viên HTX tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ do các sở, ngành và Liên minh HTX tỉnh tổ chức; hướng dẫn các HTX hoàn thiện thủ tục thành lập mới, hỗ trợ, tư vấn xây dựng điều lệ, phương án SX-KD; tuyên truyền, vận động người dân tham gia HTX và tạo điều kiện để HTX cùng tham gia các chương trình phát triển KT-XH của địa phương.
Tháng 4/2022, UBND huyện tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển theo chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm bưởi đỏ Hòa Bình trên địa bàn huyện Tân Lạc với Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA. Lễ ký kết có sự tham gia của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc; HTX dịch vụ tổng hợp và phát triển nông thôn Bình Minh, tổ hợp tác trồng bưởi sạch Tân Hương 1, xã Thanh Hối. Thông qua ký kết thỏa thuận nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng cũng như phát triển nhân rộng mô hình tiêu thụ bưởi đỏ bền vững trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, BCĐ Phát triển kinh tế tập thể huyện đã phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức tọa đàm giữa doanh nghiệp và HTX nhằm tạo điều kiện để HTX và doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, kết nối trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc cho các HTX. Hỗ trợ HTX ứng dụng KHCN từ các đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong năm 2022, huyện bố trí 318,45 triệu đồng thực hiện 2 đề tài KHCN về: Ứng dụng tiến bộ KHKT trong xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học tại xã Quyết Chiến và Ứng dụng tiến bộ KHKT trong canh tác và bảo quản khoai lang tại xã Phú Cường. Qua đó, giúp các HTX, tổ hợp tác, cá nhân tiếp cận gần hơn với các ứng dụng mới, hình thành nguồn nhân lực có kỹ năng và khả năng áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, chăn nuôi. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, huyện đã hỗ trợ HTX chuẩn hóa sản phẩm OCOP.
Thu Thủy
(HBĐT) - Tại vùng trồng mía của xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), nhiều vườn mía đã được tư thương cọc tiền, đặt mua với giá 9 - 10 nghìn đồng/cây. Đây là mức cao so với giá bán mía trong những năm trở lại đây. Một tín hiệu đáng mừng cho người trồng mía trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, trong 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh trồng được 799,99 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại; 5.845 ha rừng trồng tập trung, đạt 102,2% kế hoạch năm.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành luôn chủ động đảm bảo đủ an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm thường tăng cao từ 10-15% vào cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán.
Tại buổi làm việc với Bộ Tài chính chiều 3/10, Đoàn Cán bộ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do bà Era Dabla-Norris, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Châu Á - Thái Bình Dương làm Trưởng đoàn, cho biết: Kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ trong các ngành sản xuất chế tạo, bán lẻ và du lịch.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thu thuế qua thương mại điện tử. Giải pháp nào đang được các cơ quan triển khai?
Từ 15h ngày 3/10, Liên bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ.