(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị và ủng hộ từ Nhân dân, những năm qua, Hòa Bình được đánh giá nằm trong top đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về kết quả thực hiện. Với quan điểm XDNTM có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc và nâng tầm thực hiện, giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường, cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.


Đường giao thông và cảnh quan nông thôn xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được mở rộng, phong quang, sạch đẹp, góp phần hướng tới mục tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Mục tiêu tỉnh phấn đấu đến năm 2025: Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM chiếm 76,7%; xã NTM nâng cao 37,4%; xã NTM kiểu mẫu 8,1%. Có 50% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM. Có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Bình quân các xã trong tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã... Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, cần có quyết tâm chính trị cao, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc XDNTM thì mới có thể hoàn thành các mục tiêu.

UBND tỉnh dự kiến tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2025 là 27.000 tỷ đồng với cơ cấu: Vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp thực hiện chương trình khoảng 610 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép từ 2 Chương trình MTQG đang triển khai và các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn khoảng 1.700 tỷ đồng; ngân sách địa phương 780 tỷ đồng; vốn tín dụng (ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất...) dự kiến khoảng 21.000 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp khoảng 1.300 tỷ đồng; huy động đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng khoảng 1.610 tỷ đồng.

Nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã và đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về XDNTM. Theo đó, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua XDNTM từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân... Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM” giai đoạn 2021-2025 và các phong trào, cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong XDNTM.

Song song với ưu tiên nguồn lực đầu tư nhằm cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, nhất là đối với những xã đặc biệt khó khăn, trong giai đoạn này, các địa phương chú trọng phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư. Các huyện, thành phố cũng quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Đồng thời chủ trương phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chuyên đề phục vụ XDNTM giai đoạn 2021-2025 để góp phần giải quyết các vấn đề từ thực tiễn đặt ra trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân, phù hợp với điều kiện đặc thù của các địa phương.

Đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm huy động các nguồn lực cho XDNTM. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách T.Ư, tỉnh; các địa phương chủ động cân đối dành một phần nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ Chương trình; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã đăng ký đạt chuẩn trong giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện một số tiêu chí còn ở mức thấp; trong đó có tiêu chí cần huy động nguồn lực đầu tư các công trình hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch, môi trường... Tập trung nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn...


Bình Giang


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục