(HBĐT) - Sau khi xử lý khối sạt trượt khu vực hố móng, dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) được Bộ Công Thương cho phép thi công trở lại tại Văn bản số 5338/BCT-ATMT, ngày 30/8/2022. Tuy nhiên còn một số khó khăn, vướng mắc về mặt bằng và thủ tục liên quan. Mới đây, lãnh đạo tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp, trao đổi, thống nhất và đồng thuận cao về việc thi công trở lại dự án NMTĐHBMR nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu, các công trình xung quanh, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng vật liệu nổ, an toàn lao động trong quá trình thi công.


Khu vực thi công dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng. 

Dự án NMTĐHBMR có công suất 480 MW, tổng mức đầu tư 9.220 tỷ đồng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 389/QĐ-TTg, ngày 11/4/2018; khởi công xây dựng ngày 10/1/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, từ cuối tháng 10/2021 xảy ra sạt trượt tại khu vực hố móng dự án NMTĐHBMR. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, yêu cầu EVN tạm dừng thi công dự án. Đầu tháng 11/2021 tiếp tục xảy ra sạt trượt tại khu vực hố móng dự án với trên 80.000 m3 đất, gây lấp hầm phụ thi công công trình. Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo khắc phục sạt lở khu vực này; yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo EVN phối hợp với các đơn vị và UBND tỉnh Hòa Bình triển khai ngay các biện pháp phù hợp để xử lý, khắc  phục sạt lở, tuyệt đối không để nguy hiểm đến tính mạng người dân trong khu vực; không để xảy ra sạt lở lớn ảnh hưởng đến an toàn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu và Tượng đài Bác Hồ.

Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương cho biết: Đến nay, nhà thầu đã cơ bản hoàn thành toàn bộ công tác xử lý khối sạt như đào đất đá, đổ bê tông, khoan neo, phun vẩy theo đúng hồ sơ thiết kế đã được Bộ Công Thương chấp thuận. Kết quả quan trắc thời gian mưa vừa qua cho thấy, mái dốc hố móng đã ổn định, không có dịch chuyển bất thường. Việc dừng thi công khoảng 10 tháng dẫn đến dự án chậm tiến độ 1 năm phát điện, chuyển từ năm 2024 sang năm 2025. Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã chỉ đạo các đơn vị tham gia dự án thi công trở lại từ trung tuần tháng 9/2022; hiệu chỉnh kế hoạch: khu vực cửa nhận nước kết thúc tháng 6/2025; giếng đứng kết thúc tháng 9/2024; phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2025, tổ máy 2 vào tháng 9/2025. EVN mong có sự hợp tác với các sở, ngành, đơn vị và chính quyền TP Hòa Bình giải quyết khó khăn về mặt bằng chưa được xử lý dứt điểm như: phạm vi mặt bằng đường Lê Đại Hành, phường Thái Bình; mặt bằng xưởng đóng tàu tại vị trí xây dựng mới; mặt bằng đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối… cũng như thực hiện các thủ tục theo quy định hiện hành bảo đảm cho việc thi công an toàn, thuận tiện. 

UBND tỉnh Hòa Bình kiến nghị EVN tiếp tục chỉ đạo xử lý khối sạt trượt khu vực hố móng dự án, chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành khối lượng công việc còn lại của đợt 3, giai đoạn 1; sớm triển khai các thủ tục giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Phối hợp các sở, ngành, TP Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi camera lắp đặt, theo dõi diễn biến các vị trí quan trắc, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền khi có tình huống xảy ra. Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo môi trường, vận hành, giảm thiểu ảnh hưởng đối với các tuyến đường trong quá trình thi công dự án. Chỉ đạo các nhà thầu thi công thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kịp thời hư hỏng trên các tuyến đường để bảo đảm an toàn giao thông; đồng thời duy trì, vận hành thường xuyên các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường, thực hiện nghiêm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong quá trình triển khai dự án…

Mới đây, lãnh đạo tỉnh và EVN đã thống nhất quan điểm chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ giải quyết những vướng mắc để công trình thi công trở lại bảo đảm an toàn. 

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: NMTĐHBMR là công trình trọng điểm, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước, vừa góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Chính vì vậy, Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của EVN để giải quyết nhanh chóng, kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án, tổ chức thi công thật khoa học; đặc biệt phải có phương án cụ thể bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các công trình trên địa bàn, phương án bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường khi triển khai thi công NMTĐHBMR. 
 

Lê Chung

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục