(HBĐT) - Sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đà Bắc đánh giá đạt hạng 3 sao cấp huyện. Hiện, HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022 sắp diễn ra.      


Sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh, xã Tân Minh (Đà Bắc) được hút chân không đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Xã Tân Minh có đồng bào các dân tộc Tày, Mường, Dao... cùng sinh sống với văn hóa ẩm thực độc đáo. Trong đó, một số món ăn được chế biến từ thịt lợn bản địa như: thịt lợn luộc chấm hạt dổi, thịt nướng hạt dổi hay thịt lợn nấu cây chuối rừng, được người dân nơi đây và du khách ưa thích. Với kinh nghiệm 17 năm bán hàng ăn, chị Hà Thị Tâm, xóm Ênh, xã Tân Minh đã đầu tư nuôi lợn đen bản địa nhằm chủ động nguồn thực phẩm sạch cho quán ăn, vừa bán cho bà con. Chất lượng thịt lợn thơm ngon được khách hàng của quán gia đình chị Tâm lan truyền đi nhiều nơi. Không chỉ khách hàng tại địa phương mà cả ở các nơi khác tới tìm mua lợn bản địa, do vậy gia đình chị Tâm tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. Chị đã mở rộng thị trường bán hàng trên các mạng zalo, facebook. Đồng thời, thành lập HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh vào tháng 8/2022 với 17 thành viên. 

Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX Tâm Cương Tân Minh chia sẻ: Điều tạo nên sự khác biệt của thịt lợn bản địa Tân Minh đến từ giống lợn và cách chăm sóc. Giống lợn bản địa được bà con giữ gìn nguồn gen qua thời gian. Sau khi con giống được chọn lọc kỹ lưỡng, đủ tiêu chuẩn sẽ được nuôi thành lợn thương phẩm. Trung bình 1 lứa lợn nuôi từ 7 tháng đến 1 năm, thức ăn chủ yếu là cây chuối trộn với ngô, sắn nấu thành cám. Vì vậy, thịt lợn bản địa có mùi thơm, ngậy nhưng không béo do có mỡ đặc trưng. 

Hiện, quy mô nuôi lợn đen của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh có khoảng 200 con/lứa. HTX liên kết với 25 hộ dân trong xã để đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Theo đó, các hộ vệ tinh ký cam kết với HTX đảm bảo về nguồn giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi. HTX sẽ đảm bảo thu mua lợn thương phẩm với giá 80.000 đồng/kg.

Với quyết tâm duy trì và phát triển thương hiệu lợn bản địa Tân Minh, năm 2022, HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh quyết tâm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm lợn bản địa Tân Minh để tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. HTX đã đầu tư hệ thống lò mổ khang trang cùng trang thiết bị bảo quản, máy hút chân không để đảm bảo thịt lợn luôn tươi ngon đến tay khách hàng, kể cả khách hàng ở xa. Sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc, có mã số, mã vạch rõ ràng. Hiện, thịt lợn móc hàm được HTX bán với giá 130.000 đồng/kg; bán lẻ hút chân không 150.000 đồng/kg. Trung bình mỗi tháng, HTX tiêu thụ khoảng 5 tạ lợn thương phẩm.

Trong tháng 10/2022, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đà Bắc chấm sản phẩm "Thịt lợn Tân Minh” được 58,7 điểm, đạt hạng 3 sao. HTX đang hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX Tâm Cương Tân Minh chia sẻ thêm: Hiện tại, nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng các tỉnh, thành phố rất lớn. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, chúng tôi không đủ hàng cung cấp cho thị trường. Trung bình dịp Tết tiêu thụ hơn 100 con lợn đen. Tôi tin rằng, sau khi sản phẩm lợn bản địa Tân Minh được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh thì thị trường sẽ được mở rộng. Do đó, HTX mong muốn liên kết với các HTX chăn nuôi lợn đen trên địa bàn tỉnh. Từ đó tạo thành chuỗi liên kết ngành lợn đen của tỉnh, đảm bảo nguồn cung cho thị trường các tỉnh, thành phố trên cả nước.


T.T

Các tin khác


Khẩn trương thu hoạch vụ mùa, hè thu, kịp thời giải phóng đất sản xuất vụ đông xuân

(HBĐT) - Tại các địa phương trong tỉnh, nông dân đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa mùa và đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây màu vụ hè thu. Cùng với đó, các ngành, địa phương chủ động chuẩn bị vật tư và xây dựng kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân 2023 để đảm bảo sản xuất trong các điều kiện tốt nhất.

Huyện Kim Bôi: Tập trung giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

(HBĐT) - Dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi) là 2 dự án trọng điểm của tỉnh đặt mục tiêu khởi công vào cuối năm nay. Các dự án này được kỳ vọng khai thác tiềm năng, lợi thế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng đất Mường Động và cả tỉnh.

Phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách T.Ư của Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH

(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 191/NQ-HĐND về phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách T.Ư của Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.

Kết nối cung cầu, xây dựng liên kết ngành hàng gà

(HBĐT) - Sáng 1/11, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, xây dựng liên kết ngành hàng gà. Tham dự có Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam cùng 13 HTX chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh.

Các tổ chức tín dụng huy động vốn đạt 29.350 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước (Chi nhánh tỉnh), tính đến hết tháng 10/2022, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 29.350 tỷ đồng, tăng 12,7%, tương đương 3.302 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021; huy động tiền gửi từ dân cư chiếm khoảng 74% vốn huy động.

Khảo sát, đánh giá việc sử dụng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 1/11, đoàn công tác của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản làm việc tại huyện Tân Lạc, nắm bắt tình hình sản xuất, sử dụng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản đã được chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) và áp dụng quy trình VietGAP. Đồng thời đề xuất, triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, sử dụng thực phẩm, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục