(HBĐT) - Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần thực hiện các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chí khó thực hiện, đòi hỏi sự chủ động và vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của người dân. Nhận thức được điều đó, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả tiêu chí này.


Huyện Kim Bôi hỗ trợ hộ dân mở rộng vùng sản xuất bí xanh tại các xã: Nam Thượng, Kim Lập, Sào Báy… mang lại thu nhập ổn định. (Ảnh chụp tại xã Sào Báy).

Người dân xóm Bãi Xe, xã Nam Thượng chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ nhiều năm nay, bà con gắn bó với cây bí xanh, dưa chuột và một số cây màu khác. Tuy nhiên, do diện tích đất không tập trung, sản xuất nhỏ lẻ nên sản lượng thấp, giá thì bấp bênh. Nhận thấy sản xuất rau an toàn là mô hình có tiềm năng phát triển, UBND huyện đã chỉ đạo phòng chức năng lồng ghép các chương trình hỗ trợ nông dân thành lập HTX sản xuất rau an toàn xóm Bãi Xe. Từ nguồn vốn xây dựng NTM, huyện hỗ trợ HTX đầu tư nhà lưới, hệ thống tưới nước cho toàn bộ hơn 10 ha diện tích trồng rau các loại và một số sản phẩm chủ lực như bí xanh, dưa chuột. Các sản phẩm của HTX đều được hướng dẫn quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài hỗ trợ kỹ thuật, UBND huyện hỗ trợ HTX bao bì đóng gói và giới thiệu sản phẩm, dán tem truy xuất nguồn gốc. Đến nay, HTX có 26 thành viên, sản lượng trung bình đạt từ 21 - 23 tấn rau củ quả/ha, được đặt hàng, thu mua trực tiếp, chủ yếu cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thành phố lớn. Mô hình sản xuất rau an toàn của HTX đã giúp tăng giá trị sử dụng đất với mức thu nhập trung bình từ 200 - 300 triệu đồng/ha. 

Ngoài HTX sản xuất rau an toàn xóm Bãi Xe, trên địa bàn huyện hiện có 30 HTX sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP. Hướng huyện chỉ đạo là hình thành các vùng trồng quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chuỗi sản phẩm cung ứng. Đồng chí Nguyễn Hoàng Long, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Hiện tại, ngoài hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi hướng mạnh vào hỗ trợ người dân tiêu thụ, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Cụ thể là hỗ trợ xây dựng mẫu mã, bao bì đóng gói, dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm và hỗ trợ trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện, hội chợ... 

Với hướng đi đúng, Kim Bôi trở thành địa phương trọng điểm về các nông sản chất lượng như cây ăn quả có múi, thanh long, rau các loại đạt tiêu chuẩn VietGAP. Huyện duy trì, mở rộng các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng bí xanh, dưa chuột tại các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Đú Sáng, diện tích tập trung khoảng 60 ha/vùng; vùng trồng cây ăn quả có múi tại các xã: Tú Sơn, Kim Lập, Vĩnh Tiến, Mỵ Hòa, diện tích khoảng 100 ha/xã; vùng trồng cây dược liệu tại xã Hùng Sơn… Đặc biệt, huyện đã phối hợp xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, từ đầu vào đến tiêu thụ như mô hình trồng dưa leo bao tử tại xã Hùng Sơn và Kim Bôi, diện tích 5 ha; trồng ngô sinh khối quy mô trên 45 ha tại các xã: Cuối Hạ, Kim Bôi, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Xuân Thủy, Sào Báy… mang lại giá trị thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/ha/vụ. 

Cùng với các mô hình trồng trọt, huyện đẩy mạnh triển khai các mô hình, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Hiện trên địa bàn có 8 trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 500 - 4.000 con; 3 trang trại chăn nuôi gà quy mô từ 800 đến hàng nghìn con; 6 trang trại chăn nuôi bò. Tổng đàn vật nuôi được duy trì và phát triển, sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt hơn 7 nghìn tấn/năm. 


Các HTX, trang trại trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần mang lại thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho người dân vùng nông thôn. Qua đó, nâng bình quân tiêu chí xây dựng NTM của huyện theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 lên 11,1 tiêu chí/xã; có 3 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 7 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí và 6 xã đạt từ 5 - 10 tiêu chí. 

Đinh Hòa


Các tin khác


Doanh nghiệp chật vật đối mặt áp lực của biến động tỷ giá

Ðồng USD liên tục tăng giá đang tác động bất lợi đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, đơn hàng từ phía nhà nhập khẩu lại có xu hướng giảm do tác động tiêu cực của lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cộng thêm các yếu tố như giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao,… đang "bủa vây” hoạt động của doanh nghiệp vốn chồng chất khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 này.

Khởi sắc thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Trong 10 tháng năm 2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh được đánh giá đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, ngành thuế và tài chính vẫn phải nỗ lực mới đạt kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ thu.


Tiềm năng phát triển cây lấy măng tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có diện tích núi đá tương đối lớn và nhiều thung lũng, chân núi phù hợp phát triển cây lấy măng (tre gai, tre bát độ, bương, luồng…). Giá trị kinh tế của cây lấy măng đem lại không nhỏ. Ngoài khai thác cây trưởng thành để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng và gia dụng, việc khai thác măng còn mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng cao nhất 13%/năm

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10/2022, tổng nguồn vốn các tổ chức tín dụng (TCTD) trên toàn địa bàn đạt 37.920 tỷ đồng, tăng 13% (tương đương 3.461 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, tổng dư nợ đạt 32.250 tỷ đồng, tăng 10%, gồm: dư nợ ngắn hạn chiếm 42%; dư nợ trung, dài hạn chiếm 58%. Nợ xấu nội bảng 190 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ. Cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 16.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 51% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 23,6%; các lĩnh vực ưu tiên khác dư nợ đạt thấp: dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 40 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng ước đạt 43.615 tỷ đồng

(HBĐT) - Hiện nay, các đơn vị kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh đang chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn hàng; đa dạng hóa các loại hàng hóa và loại hình dịch vụ; đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. Theo đó, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 vừa qua tiếp tục khởi sắc. Doanh thu và lượng khách đã được phục hồi ở hầu hết các ngành và ghi nhận mức tăng cao so với cùng kỳ, tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2022.

Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển cân bằng thị trường vốn, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, nâng cấp hạ tầng và tăng cường quản lý, giám sát để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục