(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có diện tích núi đá tương đối lớn và nhiều thung lũng, chân núi phù hợp phát triển cây lấy măng (tre gai, tre bát độ, bương, luồng…). Giá trị kinh tế của cây lấy măng đem lại không nhỏ. Ngoài khai thác cây trưởng thành để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng và gia dụng, việc khai thác măng còn mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình.


Công ty CP Kim Bôi (Lạc Thủy) chuyên chế biến các sản phẩm từ măng, tạo thuận lợi trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Các loại cây lấy măng được trồng rải rác tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trước năm 2008, toàn huyện có khoảng 18 ha tre bát độ, chủ yếu trồng tại vườn nhà của các hộ, mục đích để khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Đến hết năm 2021, toàn huyện có 155 ha cây lấy măng, trong đó, tre bát độ 18 ha, luồng 34,3 ha, bương 35,5 ha, tre gai 67,2 ha. Năng suất trung bình đạt 28,6 tấn măng tươi/ ha/năm, giống tre bát độ có năng suất cao nhất là 44,3 tấn măng tươi/ha/năm. Tổng sản lượng măng cả huyện đạt khoảng 3.942,7 tấn. Tuy nhiên, thực tế lượng măng khai thác hàng năm chiếm khoảng 30% tổng sản lượng, tương đương khoảng 1.183 tấn măng tươi các loại; giá bán trung bình 10.000 đồng/kg.

 Bên cạnh đó, Lạc Thủy còn có lợi thế rất lớn để phát triển cây lấy măng là trên địa bàn huyện có Công ty CP Kim Bôi, tại thị trấn Ba Hàng Đồi. Công ty chuyên chế biến các sản phẩm từ măng với công suất 1.400 tấn/năm. Năm 2021, sản lượng của công ty đạt 1.300 tấn. Hiện nay, công ty đang sản xuất 25 tấn sản phẩm các loại từ măng với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg. Công ty có nhu cầu liên kết hình thành vùng nguyên liệu bền vững phục vụ xuất khẩu; đảm bảo thu mua nguyên liệu cho nông dân tại Lạc Thủy và các địa phương khác.

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Phát triển cây lấy măng đã giúp bà con trong huyện có việc làm và nâng cao thu nhập; gia tăng giá trị sản xuất. Đồng thời góp phần tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trồng cây lấy măng chủ yếu phát triển tự phát, quy mô nhỏ, chưa đầu tư thâm canh; chưa có liên kết giữa các hộ sản xuất. Tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng, chưa hình thành liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Hiện, bà con chủ yếu bán măng ở dạng sơ chế, tiêu thụ tại các chợ nông sản trên địa bàn huyện nên còn bấp bênh. Huyện chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm từ cây măng. 

Thị trấn Ba Hàng Đồi có diện tích trồng cây lấy măng lớn nhất huyện với 32,8 ha, gồm: tre bát độ 2,5 ha, luồng 3,5 ha, bương 16,2 ha, tre gai 10,6 ha. Cây lấy măng chủ yếu trồng tại các xóm của xã Thanh Nông (cũ). Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển cây lấy măng, song tại thị trấn vẫn chưa hình thành vùng trồng tập trung, mà phần lớn trồng tại vườn của các hộ và trồng ven sông, suối. Bà con chưa đầu tư chăm sóc. Sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế, tiêu thụ tại chợ, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Để phát triển bền vững cây lấy măng, ngày 3/10/2022, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án phát triển cây lấy măng trên địa bàn huyện Lạc Thủy giai đoạn 2022- 2025. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện trồng mới 80 ha cây lấy măng, nâng tổng số diện tích lên 235 ha. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, quy hoạch vùng sản xuất trồng cây lấy măng nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai. Phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị các loại nông sản hàng hóa có lợi thế của huyện, gắn với xây dựng NTM. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cây măng. Nâng cao trình độ sản xuất cho người dân, lựa chọn cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư trồng mới cây lấy măng trong 3 năm đầu trên 7 tỷ đồng.

 Thu Thủy

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục