(HBĐT) - Sáng 11/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025 tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng cùng thành viên Hội đồng và các đại biểu thăm quan các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng năm 2022.
Có 23 sản phẩm của 22 chủ thể đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022. Trong đó ngành thực phẩm có 21 sản phẩm, ngành đồ uống 1 sản phẩm và ngành thảo dược 1 sản phẩm. Các sản phẩm được đánh giá, phân hạng năm nay đều là sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của từng địa phương, đạt các điều kiện để tham gia đánh giá, có khả năng liên kết để mở rộng quy mô; có sự đầu tư trong khâu thiết kế, trình bày mẫu mã, bao bì sản phẩm, có thể mở rộng vùng nguyên liệu quy mô sản xuất...
Các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã xem xét, thảo luận, đánh giá và góp ý kiến cho từng sản phẩm tham gia về tên thương hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm.
Qua đánh giá nghiêm túc khách quan, trung thực, các thành viên hội đồng đã thống nhất có 2 sản phẩm đạt 4 sao (trên 80 điểm) là sản phẩm măng nứa khô nấu ngay và măng chua thái sẵn, chủ thể là Công ty CP Kim Bôi (Lạc Thủy) và 21 sản phẩm đạt hạng 3 sao (từ 51 - 69 điểm).
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương và chủ thể có sản phẩm tham gia chương trình đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử; tăng cường liên kết để tạo ra sản phẩm đa dạng hơn. Đặc biệt, cần phát triển sản phẩm OCOP cấp quốc gia (5 sao) từ sản phẩm OCOP cấp tỉnh có chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao như: cam Cao Phong, các dòng sản phẩm chế biến từ thủy sản cá sông Đà, chế biến từ măng tre… Trong quý I/2023, tỉnh sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề về xây dựng sản phẩm OCOP nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Thu Thủy
(HBĐT) - Ngày 9/11, tại TP Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp (Bộ Tư pháp) tổ chức hội nghị đối thoại, tư vấn về các rủi ro liên quan hợp đồng góp vốn trong giao dịch bất động sản trong bối cảnh phục hồi và phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Thời gian vừa qua, trong bối cảnh thiếu nguồn cung nên tại một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh bán kiểu "nhỏ giọt”, với lý do đảm bảo đủ cung cấp cho người dân địa phương, tránh tình trạng đầu cơ...
(HBĐT) - Theo kế hoạch, Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc (Hội chợ) năm 2022 được tổ chức trong 5 ngày (từ 17 - 21/11/2022) tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình (Quảng trường Hòa Bình - TP Hòa Bình). Hướng tới sự kiện quan trọng này, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng nguồn hàng để trưng bày, cung cấp tới người tiêu dùng.
(HBĐT) - Nội dung thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 4, Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.
(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ xã Tú Sơn (Kim Bôi) lãnh đạo địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế và huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân.
Rủi ro ảnh hưởng từ trái phiếu doanh nghiệp đến an toàn hệ thống tín dụng được giới chuyên gia đánh giá là ở mức thấp.