(HBĐT) - Tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình quan trọng, nhất là các dự án phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tỉnh đang tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) được đầu tư xây dựng mở ra không gian phát triển đô thị, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 4.448,7 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua 5.247,6 tỷ đồng; đã phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án, đạt 100% kế hoạch vốn HĐND tỉnh thông qua, bao gồm: Vốn ngân sách địa phương 2.668,5 tỷ đồng (trong đó, cân đối ngân sách tỉnh 1.869,7 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách địa phương 798,9 tỷ đồng); vốn ngân T.Ư 2.579 tỷ đồng (vốn trong nước 1.596,6 tỷ đồng; vốn nước ngoài 422,6 tỷ đồng; vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 559,8 tỷ đồng).
Đến ngày 31/10/2022, vốn đầu tư công đã giải ngân 2.252,7 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch vốn (KHV) Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 43% KHV đã được giao chi tiết cho các dự án. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân 1.519,6 tỷ đồng, đạt 81% KHV Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 57% KHV đã được giao chi tiết cho các dự án; vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 614,6 tỷ đồng, đạt 38% KHV Thủ tướng Chính phủ giao và KHV đã được giao chi tiết cho các dự án; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 118,5 tỷ đồng, đạt 28% KHV Thủ tướng Chính phủ giao và KHV đã được giao chi tiết cho các dự án; các chương trình mục tiêu quốc gia chưa thực hiện giải ngân.
Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tỉnh tiếp tục tập trung huy động các nguồn vốn để đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giao thông nông thôn; hạ tầng khu, cụm công nghiệp, đô thị, khu, điểm du lịch quốc gia...
Chỉ đạo, điều hành thực hiện quản lý lĩnh vực giao thông vận tải, đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, cụ thể như: Giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BT; dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ km19 - km53 địa bàn tỉnh) bằng nguồn đầu tư công có hỗ trợ từ ngân sách T.Ư; dự án đường liên kết vùng Hoà Bình với Hà Nội và cao tốc Sơn La; quốc lộ 12B; giải quyết khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án: đường kết nối đường Chi Lăng và quốc lộ 6; khởi công xây dựng các dự án: đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai Hà Nội (giai đoạn 1); đường Quang Tiến - Thịnh Minh, TP Hòa Bình (giai đoạn 1); đường khu dân cư mới QH13, QH13B, QH 13C, thị trấn Cao Phong, xã Bắc Phong; đồng thời tham gia giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc triển khai thực hiện đối với một số dự án trọng điểm sử dụng vốn trong kế hoạch đầu tư công và vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh để khởi công năm 2022.
Triển khai xây dựng Chiến lược phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh và phương án phát triển cụm công nghiệp tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Theo phê duyệt, tỉnh có 8 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch 1.507,43 ha. Đến nay đã thống nhất, đề xuất tích hợp bổ sung mới 4 KCN tại các huyện Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Sơn, Đà Bắc, tổng diện tích quy hoạch 1.493 ha vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó nâng tổng số quy hoạch trên địa bàn tỉnh lên 12 KCN với tổng diện tích khoảng 3.000 ha.
Hiện tại, tỉnh quy hoạch 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích 866,605 ha; có 16/21 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 683,225 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được phê duyệt 4.862,458 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh có 722 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách còn hiệu lực, trong đó có 37 dự án đầu tư vốn nước ngoài với tổng vốn khoảng 608 triệu USD; 685 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn khoảng 180.587 tỷ đồng. Trong đó, các KCN thu hút được 10 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 4.637,3 tỷ đồng, điều chỉnh 24 dự án, chấm dứt hoạt động 5 dự án đầu tư. Tính đến nay, tổng số dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh là 105 dự án, có 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 518,99 triệu USD và 80 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 15.784,5 tỷ đồng.
V.H
(HBĐT) - Dự án chậm tiến độ, nhà máy đóng cửa không triển khai, tài nguyên đất bị bỏ phí, huyện Lạc Sơn đã kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết liệt xử lý.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Lương Sơn cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 đạt được những kết quả khả quan.
(HBĐT) - Xác định nông dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã phát huy vai trò cầu nối, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng NTM tại địa phương.
Phát triển xanh là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với Việt Nam. Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh 2022 (GEFE 2022) được tổ chức sáng 28/11 tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã lựa chọn 20 hộ dân ở xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) tham gia Dự án "Hỗ trợ phát triển sản xuất cây cà gai leo theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp”. Các hộ tham gia dự án thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sinh sống tại xóm đặc biệt khó khăn.