(HBĐT) - Trong điều kiện khó khăn, tỉnh đã huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển KT-XH. Những năm qua, tỉnh đã hoàn thành một số tuyến đường chiến lược, đột phá, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch. Đồng thời, tạo quỹ đất hai bên đường phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội.


Đường giao thông trên địa bàn xã Suối Hoa (Tân Lạc) được đầu tư, nâng cấp, góp phần phát triển KT-XH. 

Theo đó, tỉnh đã hoàn thành các dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; ĐT.435 từ TP Hòa Bình đi xã Suối Hoa (Tân Lạc); đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình); các cầu qua sông Đà… Đầu tư cải tạo một số tuyến đường tỉnh góp phần nâng cao năng lực vận tải, lưu thông, phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, các tuyến đường thủy nội địa cũng được đầu tư phát triển, ngoài tuyến đường thủy nội địa sông Đà (bao gồm cả hồ Hòa Bình), đã đưa vào khai thác tuyến đường thủy nội địa sông Bôi với chiều dài 19 km và 5 tuyến nhánh ngập hồ Hòa Bình dài 33,6 km. Đầu tư xây dựng một số cảng thủy nội địa lớn như: cảng vịnh Ngòi Hoa, cảng Xuân Thiện (Lạc Thủy), cảng Thung Nai... và hàng chục bến thủy nội địa được đưa vào khai thác. Thông qua đó từng bước đồng bộ kết nối hạ tầng giao thông giữa Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, vùng Tây Bắc; giúp việc đi lại từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã được dễ dàng, thuận lợi, đẩy mạnh giao thương; khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư các khu du lịch, nghỉ dưỡng, tạo đà phát triển KT-XH cho các địa phương. 

Đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BTV Tỉnh ủy đã ban hành đề án phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông, ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án công trình giao thông chiến lược, tạo sức lan tỏa, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, nhiều dự án quan trọng đang được tập trung chỉ đạo như: Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đường từ thị trấn Xuân Mai đi thị trấn Lương Sơn; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La); dự án kết nối hạ tầng giao thông thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia; đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với quốc lộ 6; đường Quang Tiến - Thịnh Minh, TP Hòa Bình...

Bên cạnh đó, Sở GTVT tăng cường quản lý đầu tư xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công những tuyến đường quan trọng như đường tỉnh 436, 438; chủ động thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, mưa lũ, bảo đảm giao thông trên các tuyến đường. Sở đã tham mưu và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 55 của UBND tỉnh về phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn. Năm 2022, lực lượng thanh tra đã lập 37 biên bản vi phạm hành chính; chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt 33 vụ. Ngoài ra, lập 325 biên bản làm việc liên quan đến vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ.

Tỉnh đang triển khai quy hoạch phát triển GTVT, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tập trung đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng có tính đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh các dự án giao thông trọng điểm, ứng dụng khoa học - công nghệ trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công. Tạo mặt bằng sạch để phục vụ đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm soát, quản lý chặt chất lượng nhằm đảm bảo dự án đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.

 Lê Chung


Các tin khác


Triển khai nhiệm vụ công tác tài chính, ngân sách nhà nước năm 2023

(HBĐT) - Chiều 23/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự và chỉ đạo có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.


Công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình năm 2022

(HBĐT) - Chiều 21/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình năm 2022. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, VCCI; lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh và các sở, ban, ngành; Bí thư Thành ủy, Huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; đại diện một số doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Agribank chi nhánh Sông Đà trao tặng nhà Đại đoàn kết

(HBĐT) - Agribank chi nhánh Sông Đà vừa phối hợp với Ban Dân vân Thành ủy, Ủy ban MTTQ thành phố Hòa Bình và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố tổ chức bàn giao 3 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Yên Mông và phường Tân Hòa, với tổng trị giá 100 triệu đồng.

Khai trương cửa hàng nông sản tiêu biểu - OCOP 

(HBĐT) - Ngày 21/12, Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh phối hợp tổ chức khai trương cửa hàng nông sản tiêu biểu - OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2022. Dự lễ khai trương có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Sản phẩm Ocop góp phần tạo sức bật cho huyện Mai Châu

(HBĐT) - Với đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Mai Châu có nhiều sản phẩm thủ công, nông sản nổi bật như: thổ cẩm, tỏi, khoai sọ, dưa hấu… Đây là những sản phẩm thế mạnh để huyện thúc đẩy thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao mức sống người dân.

4.890 hộ nông dân đăng ký sản xuất - kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Năm 2022, Hội Nông dân huyện Mai Châu đã vận động 4.890 hộ nông dân đăng ký sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, bằng 100% kế hoạch được Hội Nông dân tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục