(HBĐT) - Chiều 21/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình năm 2022. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế, VCCI; lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh và các sở, ban, ngành; Bí thư Thành ủy, Huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; đại diện một số doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao chứng nhận cho các đơn vị cấp huyện và sở, ngành đạt kết quả cao trong năm 2022.
Khảo sát
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình (DDCI), Economica
Vietnam và Hiệp hội doanh nghiệp Hòa Bình tổng hợp ý kiến của 1.534
phiếu điều tra, trong đó 893 ý kiến của các cơ sở sản xuất kinh doanh cấp huyện (chủ yếu
là các hộ kinh doanh, một phần nhỏ là các doanh nghiệp, hợp tác xã) và 641
phiếu từ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã. Mẫu khảo sát DDCI 2022 được lựa chọn theo
phương pháp mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cơ sở dữ liệu cho mẫu khảo sát gồm: Mẫu
khảo sát DDCI cấp huyện và mẫu khảo sát DDCI sở, ban, ngành.
Năm 2022,
Hòa Bình đánh giá 26 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh với 28 lĩnh vực
quản lý được đánh giá bởi 641 hợp tác xã, doanh nghiệp và một số hộ kinh doanh có thực hiện thủ tục
hành chính hoặc sử dụng dịch vụ công. Kết quả xếp hạng chỉ số DDCI năm 2022, Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh đứng đầu với 80,04 điểm; vị trí thứ hai là Bảo hiểm Xã hội tỉnh với 78,58 điểm; vị
trí thứ ba là sở Kế hoạch và Đầu tư
với 77,94 điểm.
Điểm số DDCI cho
thấy sự tăng lên của điểm trung bình chung. So với năm 2021, điểm số trung
bình chung của các sở, ban, ngành tỉnh tăng 2,26 điểm, lên đến 77,80 điểm.
Trong đó, 9/26 sở, ban, ngành đánh giá tăng điểm cho thấy nỗ lực cải cách, nâng cao
năng lực cạnh tranh và đã phần
nào được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Mặc dù vậy, điểm số tăng lên vẫn chưa
đủ tạo cú hích cải cách mạnh mẽ. Bảng xếp hạng DDCI có sự phân
biệt rõ ràng hơn với 3 nhóm điểm: Tốt, khá và trung bình khá.
Các sở, ban, ngành tiếp tục có sự theo đuổi
sát sao về điểm số và thứ hạng. Các vị trí chênh lệch nhau phổ biến từ 0,1 - 0,5
điểm. Tuy nhiên, khoảng cách điểm số đã có phần kéo giãn cho thấy tốc độ cải
cách không giống nhau giữa các sở, ban, ngành. Chênh lệch giữa đơn vị xếp thứ nhất và cuối cùng trong bảng xếp hạng là
10,04 điểm. Trước đó, năm 2021, con số này là
7,64 điểm (thang điểm 100 điểm).
Đối với
DDCI cấp huyện được tổng hợp và phân tích dựa trên ý kiến của 893 chủ cơ sở
sản xuất kinh doanh trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Chỉ số
năng lực cạnh tranh các huyện, thành phố được phân thành 3 nhóm: Nhóm "tốt” là địa phương có điểm số từ 80 điểm trở lên - huyện Yên Thủy (85,54 điểm); Nhóm "khá” là các địa phương có điểm số từ
70 tới dưới 80, gồm TP Hòa Bình và 7 huyện: Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc
Sơn, Đà Bắc; nhóm
"trung bình khá” là địa
phương có điểm số từ 60 tới 70 - huyện Cao Phong (69,19 điểm).
DDCI cấp huyện phản ánh các khía cạnh quản lý kinh tế
của các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thông qua 9 chỉ số thành phần: Gia nhập thị
trường và hoạt động cấp phép; tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối
xử công bằng; chất
lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa; tính năng động; chi phí thực hiện TTHC và tuân thủ pháp luật; chi phí không chính thức; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; hiệu
lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý và ANTT; tiếp cận đất đai.
Trung bình toàn tỉnh, chỉ số thành phần về chi phí không chính thức đạt
điểm số cao nhất với mức điểm trung bình 8,1 (tăng so với 7,94 điểm của năm 2021). Điểm chỉ số thành phần
thấp nhất liên quan đến chi phí gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép (6,99
điểm).
Với kết quả được công bố, hội nghị đã trao chứng nhận, vinh danh 3
đơn vị cấp huyện và 3 đơn vị sở, ngành có điểm số tốt nhất.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn
Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận nỗ lực của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan đã xây dựng và triển khai hiệu quả
Bộ chỉ số DDCI tỉnh Hòa Bình năm 2022. Đồng thời đề nghị, căn cứ vào kết quả,
các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành nghiên cứu, phân tích các chỉ số
thành phần; chấn chỉnh, cải thiện những chỉ số còn thấp. Nâng cao nhận
thức và tạo sự vào cuộc tích cực, chủ động, đồng bộ của cả hệ thống chính trị,
các bộ phận, đơn vị, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Rà soát các cuộc thanh tra, đảm
bảo đúng quy định của pháp luật, tránh chồng chéo.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh
hi vọng cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục phối hợp cùng các sở,
ngành, huyện, thành phố chung tay tháo gỡ, khó khăn vướng mắc,
cùng đóng góp vì sự phát triển chung của tỉnh. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối
hợp với các đơn vị tiếp tục triển khai Bộ Chỉ số DDCI năm 2023.
P.V
(HBĐT) - Ngày 20/12, UBND huyện Mai Châu tổ chức công bố, trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Gạo Mai Châu”.
(HBĐT) - Với chức năng, nhiệm vụ được giao, năm 2022, Hiệp hội doanh nghiệp (HHDN) tỉnh đã làm tốt vai trò là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp để tập hợp, đoàn kết, kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp; là cầu nối giữa doanh nghiệp với cấp ủy, chính quyền và các ngành, địa phương trong giám định và phản biện xã hội; cảnh báo các xu hướng thị trường, định hướng doanh nghiệp nắm bắt cơ chế, chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp. Truyền tải các văn bản về đường lối, chính sách, pháp luật đến với doanh nghiệp kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của doanh nghiệp trong chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/12, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) và Công đoàn các KCN tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Từ khi thành lập đến nay, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Mỹ Tân, xã Cao Dương (Lương Sơn) luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu tạo ra những nông sản sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Bưởi Diễn, ổi, chè là 3 sản phẩm tiêu biểu của HTX được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…
(HBĐT) - Những năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn như: giao thông, thủy lợi, y tế, trường học. Tuy nhiên, số lượng công trình đạt chuẩn còn ít, nhiều cơ sở hạ tầng xuống cấp và còn thiếu cần phải nâng cấp, làm mới để đạt chuẩn.
(HBĐT) - Mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 những tháng đầu năm và tình hình thế giới bất ổn kéo theo những tác động xấu, tuy vậy, năm 2022 KT-XH của tỉnh ta tiếp tục có bước phục hồi khá. Kết quả đó có thể khẳng định là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực bứt phá của cộng đồng doanh nghiệp.