(HBĐT) - Nhằm triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-UBND, ngày 28/3/2022 về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Yên Thủy giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 13/6/2022 về thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022; Kế hoạch số 115/KH-UBND, ngày 27/7/2022 về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện năm 2022.


Nhân dân xã Phú Lai (Yên Thủy) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cho hiệu quả kinh tế.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm, UBND huyện tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại các xã, thị trấn. Năm 2022, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn huyện là 120,5 ha. Trong đó, diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 119 ha, diện tích chuyển đổi sang cây lâu năm: 1,5 ha. Qua việc chuyển đổi, bà con đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình chuyển đổi trồng bí xanh năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha, giá trung bình từ 5.000 - 8.000 đồng/kg quả bí xanh mua tại ruộng, cho thu nhập trung bình từ 125 - 200 triệu đồng/ha, cá biệt có thời điểm giá bí xanh đạt 17.000 đồng/kg, cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/ha, so với trồng lúa cho thu nhập cao hơn từ 90 - 160 triệu đồng/ha.  Mô hình chuyển đổi sang trồng rau các loại năng suất bình quân 17,7 tấn/ha, giá trung bình từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, cho thu nhập từ 106 - 177 triệu đồng/ha, so với trồng lúa cho thu nhập cao hơn từ 60 - 130 triệu đồng/ha. Mô hình chuyển đổi trồng cây ngô với diện tích chuyển đổi khoảng 212,56 ha, năng suất bình quân 45 tạ/ha, giá trung bình 6.000 - 8.000 đồng/kg, thu nhập trung bình từ 30 - 40 triệu đồng/ha, so với trồng lúa cho thu nhập cao hơn từ 8 - 15 triệu đồng/ha. Mô hình chuyển đổi trồng cây ăn quả (cây bưởi) mỗi ha cho thu khoảng 17.500 quả, giá trung bình từ 10.000 - 15.000 đồng/quả, cho thu nhập trung bình từ 175 - 260 triệu đồng/ha, so với trồng lúa cho thu nhập cao hơn từ 130 - 220 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, huyện triển khai thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp tại 50 xóm, tổng diện tích dồn đổi 1.470,2 ha, hình thành những thửa ruộng, cánh đồng lớn thuận lợi cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời, lồng ghép nguồn vốn triển khai các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, hỗ trợ đưa giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, triển khai các mô hình liên kết sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh tại địa phương. Hỗ trợ xây dựng những vùng sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP; hiện nay, trên địa bàn huyện có 217,5 ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Công tác xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp được quan tâm, đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Yên Thuỷ”, "Bí xanh Yên Thuỷ”, "Khoai sọ Yên Thuỷ”, "Hành tăm Yên Thuỷ”; hỗ trợ chuẩn hoá 17 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, 14 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện còn những khó khăn, bất cập. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tuy đã được quan tâm đầu tư song còn nhiều hạn chế, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp, diện tích tưới tiêu chủ động hàng năm đạt khoảng 58% diện tích gieo trồng. Nguồn lực đầu tư phát triển ngành nông nghiệp hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, chưa có doanh nghiệp đầu tư chế biến trên địa bàn, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định, các sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thương lái nên đầu ra và giá thành sản phẩm không ổn định.

Năm 2023, huyện đề ra kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên tổng diện tích đất trồng lúa 95 ha (diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 90 ha, diện tích chuyển đổi sang cây lâu năm 5 ha). Để thực hiện hiệu quả kế hoạch, huyện mong muốn được quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi) phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông sản tại địa phương.

V.H


Các tin khác


Ngành Xây dựng triển khai nhiệm vụ năm 2023

(HBĐT) - Ngày 26/12, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành xây dựng năm 2022, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hội chợ công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2022

(HBĐT) - Từ ngày 25-31/12, Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2022 được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh Hòa Bình.

Không gian mới, động lực mới phát triển kinh tế đất nước

Năm 2022 được xem như năm bản lề của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong công tác lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước, Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận cụ thể hóa những đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội.

Sở NN&PTNT triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023

(HBĐT) - Sáng 23/12, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.

Gạo Trứng Khe - hạt ngọc đất Miền Đồi

(HBĐT) - Ngoài phong cảnh núi rừng hùng vĩ, thiên nhiên trong lành, ruộng bậc thang trùng điệp, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) còn được biết đến với nhiều đặc sản như quýt cổ, mật ong, gạo đặc sản… trong đó có loại gạo Trứng Khe vị thơm ngon đặc biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục