(HBĐT) - Ngày 28/12, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND về tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.


Năm 2022, TP Hòa Bình đã thực hiện hiệu quả Tết trồng cây và công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, LLVT đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng; động viên các cơ quan, đơn vị và nhân dân địa phương tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp. Xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 về bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán… theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022; Tiểu Dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hòa Bình và các chương trình, dự án khác về lâm nghiệp.

3. Các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2023. Việc tổ chức phát động "Tết trồng cây” cần thiết thực, hiệu quả, trở thành nét đẹp văn hóa, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, LLVT và nhân dân tích cực tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán.

Thời điểm tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình bắt đầu từ ngày 27/01/2023 (tức ngày mùng 06 tháng Giêng năm Quý Mão).

Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện kế hoạch trồng 5.530 ha rừng tập trung, trồng cây phân tán 906.200 cây các loại; tổ chức chăm sóc tốt cây trồng các năm và quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có.

4. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 14-CT/TU ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy về Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp;… kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vụ vi phạm. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên…

5. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả. Lực lượng liên ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR, không để xảy ra cháy lớn; thường xuyên kiểm tra, điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

6. Đẩy mạnh thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm phát huy giá trị đa tác dụng của rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính.

7. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thu đủ tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 và sớm tổ chức giải ngân cho chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ rừng đảm bảo theo quy định...

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT, chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tốt "Tết trồng cây”. Các sở, ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, phát hiện, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong thực hiện phong trào "Tết trồng cây”, trồng rừng, trồng cây phân tán; công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng…

P.V (TH)



Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục