(HBĐT) - Năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt 287.525 triệu đồng, đạt 170,94% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện giao, tăng 66,19% so với cùng kỳ; trong đó, thu tiền sử dụng đất 171.825 triệu đồng, đạt 171,83% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 80,19% dự toán HĐND huyện giao; thu từ các khoản thuế, phí 115.700 triệu đồng, đạt 169,65% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 157,97% dự toán HĐND huyện giao.


Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Hà Linh tại cụm công nghiệp Phú Thành II (Lạc Thủy) thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. 

Tổng thu ngân sách huyện đạt 793.914 triệu đồng, đạt 140,02% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 117,87% dự toán HĐND huyện giao, tăng 23,52% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách huyện thực hiện 758.334 triệu đồng, đạt 133,75% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 112,58% dự toán HĐND huyện giao, tăng 18,35% so với cùng kỳ.

Năm 2023, huyện Lạc Thuỷ tập trung triển khai nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đảm bảo tiến độ, đạt và vượt kế hoạch giao. Chủ động điều hành ngân sách, đảm bảo chế độ, chính sách cho con người và các nhiệm vụ cấp thiết của địa phương; thực hiện các nhiệm vụ chi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.


Đ.T

Các tin khác


Phát triển đô thị theo mô hình mạng lưới liên kết xanh, bền vững

(HBĐT) - Với sự quyết liệt chỉ đạo của tỉnh và sự vào cuộc của các ngành, địa phương, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) toàn tỉnh đạt 33,42%, khả thi sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu ĐTH của tỉnh đến năm 2025 đạt 38% theo Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Các ngành chức năng đang tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị (PTĐT) giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030, từ đó đặt ra kế hoạch cụ thể, tập trung các nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, có bản sắc, có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt hơn, hướng tới một đô thị có vị thế kinh tế, văn hóa trong cả nước.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

(HBĐT) - Năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã truyền tải kịp thời vốn chính sách đến gần 34 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó góp phần thiết thực đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Huyện Cao Phong:Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên 340 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong, đến hết năm 2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 340,644 tỷ đồng (tăng 28,4 tỷ đồng so với năm 2021). Doanh số cho vay đạt hơn 117 tỷ đồng, cho trên 2,7 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Toàn tỉnh có 2.537 tổ tiết kiệm và vay vốn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh, đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh có 2.537 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), giảm 65 tổ so với thời điểm 31/12/2021 do củng cố, sáp nhập các tổ TK&VV có quy mô nhỏ, chưa phù hợp.

Một số nội dung cơ bản của Luật Kinh doanh bảo hiểm

(HBĐT) - Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16/6/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Luật quy định về tổ chức, hoạt động KDBH, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, quản lý nhà nước về hoạt động KDBH. Báo Hòa Bình giới thiệu một số nội dung cơ bản của luật:

Triển khai Nghị quyết 01: Gắn tăng trưởng với hiệu quả thực chất

Nghị quyết 01 đã nhấn mạnh nhiều giải pháp quan trọng, có nhiều điểm mới đáng chú ý để ứng phó với những diễn biến khó lường trong năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục