(HBĐT) - Qua 2 năm triển khai thực hiện Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) đã tạo chuyển động thực chất, mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức, hành động của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp (DN); hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, đồng hành cùng DN, cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, tạo động lực bứt phá, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế địa phương.


Hội nghị công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành năm 2022.

Là huyện còn nhiều khó khăn, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã có những giải pháp cụ thể cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu DN và người dân, đặc biệt chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC, một số tiêu chí, lĩnh vực chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp được quan tâm đôn đốc. Huyện phân công các đồng chí Thường trực, lãnh đạo các phòng, ban phụ trách, đôn đốc các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá về CCHC, hỗ trợ DN, người dân tháo gỡ khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2022, huyện Yên Thuỷ được cộng đồng DN đánh giá là huyện thuộc nhóm tốt trong các huyện, thành phố với thang điểm 85,54/100 điểm. Đây là năm thứ 2 liên tiếp huyện Yên Thuỷ đứng đầu danh sách DDCI cấp huyện.

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Huyên cho biết: 100% thủ tục hành chính (TTHC) từ cấp huyện đến cấp xã luôn được cập nhật kịp thời, thường xuyên, đảm bảo quy định. Năm 2022, huyện hoàn thành toàn diện 17/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Huyện cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng hỗ trợ DN, nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét địa điểm, dự án đầu tư vào địa bàn, quyết liệt chỉ đạo các nhiệm vụ giải ngân, thu ngân sách Nhà nước, xây dựng nông thôn mới… tạo động lực phát triển KT-XH.

Năm 2022, Economica Vietnam và Hiệp hội DN tỉnh khảo sát ngẫu nhiên phân tầng tại các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố. Theo đó đánh giá 26 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh với 28 lĩnh vực quản lý được đánh giá bởi 641 hợp tác xã, DN và một số hộ kinh doanh có thực hiện TTHC hoặc sử dụng dịch vụ công. Kết quả xếp hạng chỉ số DDCI năm 2022, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đứng đầu với 80,04 điểm; vị trí thứ hai là Bảo hiểm xã hội tỉnh với 78,58 điểm; vị trí thứ ba là Sở Kế hoạch và Đầu tư với 77,94 điểm.

Điểm số DDCI cho thấy sự tăng lên của điểm trung bình chung. So với năm 2021, điểm số trung bình chung của các sở, ban, ngành tăng 2,26 điểm, lên 77,80 điểm. Trong đó, 9/26 sở, ban, ngành đánh giá tăng điểm cho thấy nỗ lực cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh, phần nào được cộng đồng DN ghi nhận. Bảng xếp hạng DDCI có sự phân biệt rõ ràng hơn với 3 nhóm điểm: Tốt, khá và trung bình khá. Khoảng cách điểm số đã có phần kéo giãn cho thấy tốc độ cải cách không giống nhau giữa các sở, ban, ngành. Trong đó, đứng tốp cuối là các Sở: VH-TT&DL, Tư pháp và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng.

Chỉ số DDCI cấp huyện phản ánh các khía cạnh quản lý kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh, thông qua 9 chỉ số thành phần: Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng; chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa; tính năng động; chi phí thực hiện TTHC và tuân thủ pháp luật; chi phí không chính thức; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; tiếp cận đất đai. Chỉ số năng lực cạnh tranh các huyện, thành phố được phân thành 3 nhóm: Nhóm "tốt” là địa phương có điểm số từ 80 điểm trở lên: huyện Yên Thủy (85,54 điểm); nhóm "khá” là các địa phương có điểm số từ 70 - dưới 80, gồm TP Hòa Bình và 7 huyện: Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc; nhóm "trung bình khá” là địa phương có điểm số từ 60 - 70: huyện Cao Phong (69,19 điểm).

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hà Trung Nguyên: Bộ chỉ số DDCI tạo "cú huých" cho các sở, ngành, địa phương cùng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình trong việc quản lý ngành và hỗ trợ phát triển cho DN. DDCI được sự quan tâm, ủng hộ tích cực của các địa phương và các sở, ban, ngành về phương pháp luận qua trao đổi tại các buổi hội thảo, hội nghị. Đặc biệt, quá trình tham gia, các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã mạnh dạn chia sẻ ý kiến, ủng hộ chủ trương đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần đắc lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh chung của toàn tỉnh, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng tối thiểu 3 bậc/năm.


P.V


Các tin khác


Hợp tác xã tiên phong đưa thương hiệu cam, bưởi vươn xa

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ Tân Lạc và nhãn hiệu chứng nhận bưởi Yên Thủy đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam, bưởi phải kể đến vai trò tiên phong của các hợp tác xã (HTX) trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại.

Giám sát thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tại tỉnh

(HBĐT) - Chiều 21/2, đoàn giám sát do đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên Ban chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025 làm trưởng đoàn đã giám sát thực hiện CTMTQG năm 2022 tại tỉnh. Tham gia đoàn giám sát có đại diện các Bộ: Tài chính, KH&ĐT, NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Công an, Ủy ban Dân tộc và một số đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Tiếp, làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xem xét đầu tư một số công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có Văn bản số 1317/BGTVT-KHĐT ngày 14/2/2023 về trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Hoà Bình gửi tới trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.

Huyện Kim Bôi xây dựng và phát triển thương hiệu vùng Mường Động

(HBĐT) - Xác định xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, huyện Kim Bôi đã và đang tập trung thực hiện công tác này, dựa trên khai thác yếu tố vùng miền.

Kỳ vọng đề án trồng cây lấy măng ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có thế mạnh phát triển lâm nghiệp với lợi thế về đất đai, giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi lưu thông hàng hóa. Diện tích trồng rừng hàng năm của huyện từ 850 - 900 ha theo hướng thâm canh, trong đó kết hợp phát triển các loại cây lâm sản phụ ngoài gỗ đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Đề án "Phát triển cây lấy măng trên địa bàn huyện Lạc Thủy giai đoạn 2022 - 2025" mở ra triển vọng tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia tăng giá trị sản xuất, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Agribank Hoà Bình tổ chức Hội thi “Cán bộ tín dụng giỏi” vòng 2 cấp cơ sở 

(HBĐT) - Agribank chi nhánh tỉnh Hoà Bình vừa tổ chức Hội thi "Cán bộ tín dụng giỏi” vòng 2 cấp cơ sở năm 2023 hướng tới chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Agribank (26/3/1988 - 26/3/2023).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục