(HBĐT) - LTS: Trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cử tri trong tỉnh đã gửi tới Quốc hội các ý kiến, kiến nghị. Các bộ, ngành chức năng đã trả lời ý kiến của cử tri theo thẩm quyền. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung cử tri, bạn đọc quan tâm.

Cử tri hỏi: Đề nghị tiếp tục quan tâm hỗ trợ sinh kế cho người dân, xây dựng chính sách riêng để phù hợp với từng vùng miền. Chính sách hỗ trợ sinh kế đối với người dân vùng hồ sông Đà đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, hiện nay đời sống người dân vẫn còn rất khó khăn. Đề nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục ban hành các chính sách mạnh mẽ hơn để thúc đẩy và nhanh chóng cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng hồ sông Đà trong thời gian tới.

Bộ LĐ-TB&XH trả lời: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế, người nghèo, người có thu nhập thấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Ngày 28/7/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt trên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt nghèo.

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/ QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030; thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó có nội dung hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, KT-XH, đa dạng sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo trong đó có khu vực vùng hồ sông Đà.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó có nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ; Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu vực kinh tế trọng điểm; tiếp tục cho vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển KT-XH.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân là một quá trình. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục tổng hợp, đánh giá tình hình thực tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể, lâu dài trong thời gian thích hợp.

H.L (TH)


Các tin khác


Đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương với nhiều đối tác trên toàn cầu, bao trùm nhiều lĩnh vực, có thể kể đến như CPTPP, EVFTA, UKVFTA và tiếp nối là RCEP. Đây là các FTA đã đưa nền kinh tế Việt Nam lên vị thế mới trên bản đồ thương mại quốc tế, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi được tăng cường hợp tác, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại

Theo nhận định của các tổ chức, chuyên gia kinh tế quốc tế và trong nước, năm 2023 sẽ còn nhiều thách thức khó lường đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Thị trường tiếp tục có những dị biệt, cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn biến phức tạp, bảo hộ ngày càng gia tăng,... Trong bối cảnh đó, công tác xúc tiến thương mại được xác định là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết vướng mắc, đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 63/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Ký kết chương trình phối hợp về đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới

(HBĐT) - Chiều 2/3, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh và Sở Công Thương tổ chức ký kết chương trình phối hợp về đẩy mạnh Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Dự chương trình có đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương.

UBND tỉnh làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản

(HBĐT) - Ngày 2/3, UBND tỉnh tổ chức làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp (DN) Việt Nam tại Nhật Bản (VJPA). Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Tăng cường trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu KT – XH năm 2023

(HBĐT) - Sáng 2/3, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 2, xem xét, cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình BTV Tỉnh ủy, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh và nội dung phục vụ công tác quản lý, điều hành của UBND tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục