Một số nhà sản xuất lớn của nước ngoài đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam trong bối cảnh chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn.


Ngành công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ hưởng lợi

Trong bài viết trên trang Vietnam Briefing, ông Filippo Bortoletti - Giám đốc quốc gia Công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates Việt Nam - cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể được hưởng lợi khi Việt Nam được lựa chọn là điểm đến thay thế trong chiến lược "Trung Quốc+1" của các công ty đa quốc gia. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến ​​rất nhiều thay đổi, từ sự bùng nổ sản xuất cho đến ​​lĩnh vực khởi nghiệp mới nổi giành được chỗ đứng.

Sự xuất hiện chiến lược "Trung Quốc+1" (chiến lược kinh doanh mà các tập đoàn quốc tế áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các nước khác) dẫn đến ​​các chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhiều hơn, từ đó tận dụng những xu hướng này để chuyển đổi thành một trung tâm sản xuất của khu vực.

Trong khi xu hướng "Trung Quốc+1” đã thúc đẩy các tập đoàn lớn như Samsung và Nike chuyển hoạt động sang Việt Nam, thì động thái của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại ít được công nhận. Trong khi đó, các SME này - thường đi theo các khách hàng đa quốc gia hàng đầu của mình - cũng bị thu hút đến Việt Nam do môi trường kinh doanh thuận lợi và quy mô kinh tế của đất nước.

Mặc dù các SME có thể không hoạt động trong những ngành hấp dẫn như điện thoại di động hay máy tính xách tay, nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào, kể cả Việt Nam. Trên thực tế, các SME ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và cung cấp đào tạo kỹ năng thậm chí còn lớn hơn so với các tổ chức lớn, cho thấy tầm quan trọng của họ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Các SME thường hoạt động trong lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành sản xuất Việt Nam là công nghiệp hỗ trợ. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã được thừa nhận không chỉ là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn là một phần quan trọng của các cấu trúc ngày càng phức tạp này.

Theo đó, chính phủ đã thiết lập các chính sách giảm thuế và ưu đãi cho các ngành công nghiệp hỗ trợ muốn thành lập tại Việt Nam. Ví dụ, Nghị định 57 cung cấp các ưu đãi từ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đến thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm đầu tiên đối với thu nhập phát sinh từ các dự án mới trong lĩnh vực này. Các SME, dù là doanh nghiệp mới gia nhập khu vực hay đang đi theo chiến lược "Trung Quốc +1" vào Việt Nam, sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc tận dụng các ưu đãi nói trên.

Thách thức nhỏ so với thuận lợi lớn

Tiến trình phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng nội địa dài hơn của Việt Nam còn chậm. Năm 2022, tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam chỉ khoảng 36%, thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh chính là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng đối với các SME muốn đa dạng hóa vào Việt Nam, đây chỉ là một thách thức nhỏ.

Việt Nam đã trở thành một bên tham gia hội nhập cao ở châu Á trong những năm gần đây, một phần nhờ vào việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Nước này đã ký hiệp định với các nước Đông Nam Á láng giềng cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương với các nước trên thế giới, giúp tạo thuận lợi cho thương mại và dòng đầu tư trong và ngoài khu vực.

Do đó, việc tìm nguồn cung ứng linh kiện và vận chuyển đến Việt Nam để lắp ráp, hoặc vận chuyển các bộ phận và linh kiện từ Việt Nam đi nơi khác để lắp ráp ngày càng trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn.

Hơn nữa, có động lực cho sự thay đổi trên toàn bộ nền kinh tế. Các diễn đàn, hội thảo quảng bá Việt Nam là điểm đến của ngành công nghiệp hỗ trợ ngày càng phổ biến. Các vấn đề đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng là trọng tâm tại các sự kiện này.

Một số nhà sản xuất lớn đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp phụ trợ của họ tại Việt Nam. Chẳng hạn, Samsung đã thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 200 triệu USD tại Hà Nội. Gần đây cũng có thông tin về việc Sunny Optical của Trung Quốc đầu tư 2,5 tỉ USD vào việc phát triển các cơ sở ở Việt Nam.

Với đường bờ biển rộng lớn kết nối các cảng biển với phần còn lại của thế giới, Việt Nam nằm ở vị trí rất thuận tiện, không chỉ là lối vào Thái Bình Dương. Là một trong những nước láng giềng phía nam của Trung Quốc, Việt Nam là điểm đến tuyệt vời trong chiến lược "Trung Quốc +1". Các linh kiện và bộ phận của nhiều nhà sản xuất đã được đưa qua biên giới theo cả hai hướng mỗi ngày với giá trị hàng trăm triệu USD.

Hiện tại, các SME trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng lớn để phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam - tác giả bài viết kết luận.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục