(HBĐT) - Trước dự báo tình hình thời tiết khô hạn, ngay từ đầu năm, ngành NN& PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, đảm bảo cho các loại cây trồng, nhất là vụ lúa xuân sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất, sản lượng.


Mực nước tại đập Be, xóm Bận Dọi, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) gần như đã cạn hoàn toàn, không đủ để cung cấp nước tưới cho lúa trên địa bàn.

Tại khu vực đập Be, xóm Bận Dọi, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), mực nước gần như đã cạn hoàn toàn, không đủ để cung cấp nước tưới cho lúa trên địa bàn. Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Mỹ cho biết: Do công trình này được xây dựng đã lâu nên xuống cấp theo thời gian. Phần cống phía chân đập đã bị rò rỉ. Hơn nữa, đập đã lâu không được nạo vét nên không thể chứa đủ nước phục vụ sản xuất của người dân địa phương. Khoảng 2 tuần trước, tại một số ruộng lúa trên địa bàn xã đã có dấu hiệu hạn hán do thiếu nước. Tuy nhiên, sau khi không khí lạnh kèm mưa về, các ruộng đều đã có nước trở lại. Dù vậy, theo dự báo, trên địa bàn xã vẫn thiếu nước sản xuất trong thời gian tới. Để đảm bảo cho cây trồng không bị ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, ngay từ đầu vụ, xã đã xây dựng kế hoạch chống hạn. Bên cạnh đó, bố trí trạm bơm dã chiến, phương tiện lấy nước để chủ động vận hành khi cần thiết. Xã cũng đã có kế hoạch tu sửa công trình đập Be, xóm Bận Dọi và trình lên UBND huyện. Công trình sẽ được triển khai ngay sau khi được phê duyệt.

Theo kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2022 - 2023, toàn tỉnh gieo trồng 62.546 ha cây hàng năm. Hiện các địa phương tiếp tục chăm sóc lúa, màu. Để đảm bảo nguồn nước chăm sóc lúa và hoa màu, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiếu nước phục vụ sản xuất, ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động kiểm tra, đánh giá khả  năng cung cấp nước của các công trình thủy lợi và hệ thống hồ đập, từ đó có    kế hoạch sản xuất phù hợp với thực tế của từng vùng và năng lực tưới của công trình.

Đối với diện tích cấy lúa không đủ khả năng nước tưới suốt vụ, kiên quyết chuyển sang cây trồng cạn. Diện tích lúa đã cấy được nông dân thường xuyên kiểm tra bao, đắp bờ giảm thiểu thất thoát nước. Với cây rau, màu, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn các địa phương, nông dân chủ động áp dụng biện pháp tưới ẩm, tưới nhỏ giọt bảo đảm mang lại hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước. 

Ngay từ đầu vụ, Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, các đơn vị khai thác các công trình thủy lợi về việc đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ xuân năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Mới đây, Sở NN&PTNT tiếp tục có văn bản chỉ đạo tới các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình về tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm cấp nước cho sản xuất vụ chiêm và triển khai Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I năm 2023. Theo đó, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi tiếp tục kiểm tra, đánh giá nguồn nước trữ tại các hồ chứa và hệ thống thủy lợi. Từ đó rà soát, bổ sung phương án phòng chống hạn hán; lập kế hoạch điều tiết nước hợp lý; tăng cường sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và các cây trồng cạn. Chuẩn bị lắp đặt trạm bơm dã chiến, phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Đối với các hồ chứa mực nước xuống dưới mực nước chết, có thể lắp đặt máy bơm để sử dụng dung tích nước còn lại của lòng hồ phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng chống hạn hán. Các địa phương xây dựng kế hoạch và triển  khai phát động Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I nhằm nạo vét hệ thống kênh mương, cửa vào các cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng, phát quang mái bờ đập, kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng...

Đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Đối với Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I, các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện trong tháng 3 và báo cáo về Sở NN&PTNT trước ngày 31/3. Sau khi triển khai thực hiện, tổng kết toàn đợt và báo cáo với Sở trước ngày 30/4; đồng thời, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước nếu có để kịp thời có giải pháp khắc phục. Khoảng 2 tuần cuối tháng 3, lượng nước trong các hồ chứa thủy lợi trong tỉnh giảm đáng kể, tuy nhiên sau đợt không khí lạnh kèm theo mưa vừa qua, lượng nước đã được cải thiện. Song, theo dự báo, lượng mưa năm nay sẽ ít hơn, có nguy cơ xảy ra hạn hán trong thời gian tới. Do vậy, Chi cục chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, sửa chữa các hồ chứa, công trình thủy lợi, có biện pháp đảm bảo nước cho sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân; các địa phương thường xuyên kiểm tra tình hình thực tế tại các hồ, đập, công trình thuỷ lợi, chủ động các biện pháp ứng phó để không ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại cây trồng...

Thu Hằng

Các tin khác


Giảm lãi suất, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế

Lần thứ hai trong chưa đầy một tháng, NHNN chính thức giảm các mức lãi suất điều hành. Giảm lãi huy động là cơ hội để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế.

Giải pháp về kinh tế vĩ mô cần chú trọng điều hành linh hoạt, hiệu quả và thận trọng

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội trong quý I/2023, rất nhiều người quan tâm khi Tổng cục Thống kê công bố kết quả tăng trưởng GDP của quý I đạt mức thấp. Điều này phản ánh thực tiễn đúng theo những gì chúng ta đánh giá khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

Phát triển ngành thủy sản bền vững gắn với tiềm năng, lợi thế vùng hồ

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.695 ha mặt nước ao, hồ và 4.900 lồng nuôi cá. Quý I/2023, sản lượng thu hoạch cá ước đạt 3.063 tấn (nuôi trồng 2.577 tấn, khai thác 486 tấn). Trong những năm qua, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, ngành NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành thuỷ sản theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng, tập trung vào các loài đặc sản có chất lượng, giá trị cao. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nuôi trồng, cải tiến, hoàn thiện quy trình chăm sóc, đa dạng hoá sản phẩm cá thương phẩm.

Quý I/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2023 còn thấp, với 73.192,092 tỷ đồng, chỉ đạt 9,69% kế hoạch, thấp hơn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 10,35% và cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%).

Thích ứng với Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu

Chính phủ Việt Nam đang bám sát thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm các nước về thực hiện Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu để sớm có chính sách phù hợp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi, đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam nhưng không ảnh hưởng tới lợi ích của nhà đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục