(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay ít mưa khiến nguồn nước dự trữ phục vụ sản xuất ngày càng giảm, có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra hạn hán đối với cây trồng vụ xuân trên địa bàn huyện Mai Châu. Trước tình hình đó, ngành NN&PTNT huyện đã chủ động phối hợp với các xã, thị trấn, khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp phòng, chống hạn để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra.


Công trình hồ Mỏ Luông, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được nâng cấp, sửa chữa từ năm 2021, đến thời điểm hiện tại đảm bảo chứa 80% lượng nước phục vụ sản xuất.

Qua tìm hiểu tại địa bàn xã Chiềng Châu, từ đầu vụ đến giữa tháng 3, nước tưới cho cây trồng đảm bảo, giúp lúa, rau, màu phát triển tốt. Tuy nhiên, thời điểm này một số diện tích lúa xuân có hiện tượng bị vàng lá và khô đầu. Ông Khà Văn Hùng, xóm Nà Sài cho biết: Nguyên nhân khiến lúa bị vàng lá là do thiếu nước, ngoài ra còn bởi liên tiếp những ngày vừa qua thời tiết chuyển mùa, nồm ẩm. Để phòng, chống hạn cho cây lúa, gia đình cũng như các hộ xung quanh đã huy động máy bơm dẫn thêm nước vào ruộng. Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi đồng ruộng để phát hiện bệnh trên lúa do thiếu nước hoặc sinh vật gây hại gây ra, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo năng suất cây trồng.

Vụ xuân năm 2023, tổng diện tích gieo trồng của huyện Mai Châu là 916 ha. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, trên địa bàn huyện có 9 hồ chứa và 73 công trình mương, bai. Qua khảo sát thực tế, huyện đã nhận định, đánh giá lượng nước tại các hồ chứa, công trình thủy lợi đến hết vụ xuân ở mức 80%, đảm bảo phục vụ sản xuất và tưới cho gần 90% diện tích lúa xuân. Tuy nhiên, theo dự báo, thời tiết năm nay ít mưa, tại một số địa bàn đã có hiện tượng cây trồng bị thiếu nước. Do đó, để hạn chế thiệt hại do hạn hán, huyện đã lên phương án điều tiết nước hợp lý, phù hợp, tập trung nguồn nước cho diện tích lúa xuân và cây màu. UBND huyện cũng chỉ đạo các xã đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm trong sản xuất; tuyên truyền, vận động người dân tại những vùng có nguy cơ thiếu nước và hạn hán chuyển đổi sang trồng một số cây có khả năng chịu hạn cao.

Việc theo dõi mực nước tại các hồ chứa được các địa bàn thực hiện thường xuyên, từ đó có biện pháp điều tiết nước hợp lý và tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay những chỗ hư hỏng, ròrỉ để chống thất thoát nước. Ngoài ra, có 3 công trình hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp đã được kiểm tra, rà soát và đề xuất sửa chữa, nâng cấp đang chờ huyện phê duyệt gồm: Công trình hồ Khả, xã Mai Hạ; hồ Noong Ó, hồ Sam Tạng, xã Thành Sơn.

Đồng chí Ngần Văn Toàn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Để đảm bảo duy trì sản xuất hiệu quả, huyện tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa không chủ động được nguồn nước tưới vụ xuân sang trồng các loại cây màu để tránh thiệt hại. Những địa bàn có diện tích canh tác ở xa nguồn nước, thường bị hạn như xã Mai Hạ, Vạn Mai, thị trấn Mai Châu đã chỉđạo nông dân chuyển sang trồng dưa hấu, rau các loại, ngô, lạc. Đồng thời, ngành NN&PTNT huyện phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền giúp nông dân hiểu được mục đích, yêu cầu và chủ động trong việc phòng, chống hạn để giảm thiệt hại khi hạn hán xảy ra. Đề nghị người dân không tự ý làm bờ cản trên kênh, tháo nước tràn lan gây thất thoát, thiếu nước khu vực đoạn cuối kênh, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lý để đảm bảo cho cây trồng phát triển...

Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục