(HBĐT) - Sáng 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì Phiên họp thứ tư về cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) gắn với chuyển đổi số (CĐS) và công bố kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022); Chỉ số CCHC năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (PAR INDEX 2022). Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ CCHC tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, chương trình về CCHC, CĐS quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp với những kết quả nổi bật: Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh gắn với CĐS: các quy định kinh doanh đã được thống kê, hệ thống hóa tập trung trên môi trường điện tử, tạo lập cơ sở dữ liệu quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Đến nay, các bộ đã công khai, cập nhật hơn 17.800 quy định về kinh doanh, gần 150 quy định chuẩn bị ban hành và cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 quy định trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Đã có 62/63 địa phương và 10/21 bộ, ngành thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công (DVC) và Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Cung cấp hơn 4.400 DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia… 

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã công bố các chỉ số CCHC năm 2022. Theo đó, kết quả PAR INDEX của các tỉnh, thành phố về chỉ số CCHC, dẫn đầu là tỉnh Quảng Ninh với kết quả đạt 90,10%, thấp nhất là tỉnh Phú Yên đạt 75,99%. Về kết quả SIPAS năm 2022: Mức độ hài lòng của người dân được khảo sát đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước là 80,08%. 5 tỉnh có mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cà Mau, Bình Dương và Thanh Hóa. Chỉ số CCHC tỉnh Hòa Bình đứng thứ 23, chỉ số SIPAS đứng thứ 38.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn coi CCHC là nhiệm vụ đột phá chiến lược; thường xuyên chỉ đạo, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tổ chức thực hiện, trong đó có CCTTHC và CĐS. Nhờ đó, nhận thức và hành động về CCHC tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp,  ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên của BCĐ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác CCHC tại bộ, ngành mình theo kế hoạch năm 2023. Các bộ, ngành khẩn trương ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. 

Riêng đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Thủ tướng yêu cầu trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng DVC trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện...

Thủ tướng tin tưởng sau cuộc họp này, các thành viên BCĐ triển khai thực hiện ngay những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC, nhất là CCTTHC thực chất, hiệu quả gắn với CĐS, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, KT-XH năm 2023.

Hương Lan


Các tin khác


Quan tâm phát triển hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 1.328 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (công trình có diện tích tưới tiêu ≤ 30 ha). Trong đó có 332 hồ chứa (gồm 262 hồ chứa nhỏ; 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP); có 943 đập dâng, mương kiên cố; 38 trạm bơm và 15 trạm thủy luân. Hệ thống kênh mương 3.723 km các loại, đến hết năm 2022 đã kiên cố hoá được 2.126 km (đạt 57%). Tỉnh đã hoàn thành phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, tách biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý khai thác theo quy định tại Luật Thủy lợi.

Dư nợ cho vay phục hồi và phát triển KT-XH đạt 277,3 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giao kế hoạch cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tăng trưởng dư nợ các chương tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 53 tỷ đồng, gồm: cho vay nhà ở xã hội 28 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, chuỗi giá trị theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP là 25 tỷ đồng.

Quý I, thu ngân sách Nhà nước đạt gần 776 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, trong tháng 3, thu ngân sách Nhà nước trên toàn địa bàn ước đạt 258 tỷ đồng; lũy kế 3 tháng đầu năm ước thực hiện 775,7 tỷ đồng, đạt 15,8% dự toán pháp lệnh, đạt 11,2% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh.

Mật ong Yên Tân - sản phẩm OCOP 3 sao giúp người dân thoát nghèo

(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có trên 300 hộ, trong đó, gần 100 hộ nuôi ong. Tận dụng lợi thế nhiều đồi núi, rừng cây tự nhiên phong phú, có nhiều loại hoa, nhất là các loại hoa rừng nên từ lâu, nông dân xóm Yên Tân đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Huyện Lạc Sơn: Mở hướng thoát nghèo từ chương trình đào tạo nghề cho lao động

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, những năm qua, cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Sơn triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao đời sống bà con vùng ĐBDTTS&MN. Trong đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được huyện xác định là giải pháp thiết yếu giúp người dân vươn lên ổn định cuộc sống.

Chính phủ đồng ý trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT với tất cả hàng hóa

Theo Bộ Tài chính đề xuất, sẽ giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục