(HBĐT) - Xác định phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là hướng đi tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, góp phần tích cực phát triển KT – XH. Những năm qua, huyện Mai Châu đã huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm khai thác các thế mạnh của địa phương để phát triển các ngành nghề CN - TTCN.
Sản phẩm rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, được nhiều người tin dùng lựa chọn khi đến với Mai Châu.
Năm 2021, sản phẩm quà tặng từ thổ cẩm và quần áo thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (xã Chiềng Châu) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP. Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX cho biết: Với mong muốn phát triển nghề truyền thống địa phương, HTX đã tích cực phối hợp, hướng dẫn các lao động nữ nâng cao tay nghề dệt thổ cẩm. Hiện, 100% sản phẩm của HTX được dệt bằng tay. Sau thời gian ảnh hưởng do dịch Covid-19, HTX đã thích ứng để duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục liên kết với 45 hộ trong xóm để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách ở nhiều tỉnh, thành và cả nước ngoài. Sản phẩm của HTX đã có thị trường tiêu thụ ổn định ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và đặc biệt đã được xuất khẩu sang Pháp.
Sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Mai Châu có những tiềm năng, lợi thế để phát triển CN-TTCN, nhất là phát triển TTCN thông qua các làng nghề truyền thống. Vì vậy, thời gian qua, huyện chú trọng phát triển TTCN gắn với thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Toàn huyện hiện có trên 750 cơ sở sản xuất TTCN, tạo việc làm cho trên 2.450 lao động. Huyện có 4 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làng nghề nấu rượu Mai Hạ; có 4 sản phẩm TTCN đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh gồm: thổ cẩm dệt tay của HTX Dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác Mai Châu, xã Chiềng Châu; sản phẩm rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ; quà tặng từ thổ cẩm và quần áo thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, xã Chiềng Châu.
Song song với phát triển các làng nghề truyền thống, công tác dạy nghề cũng được các cấp, ngành địa phương quan tâm. Hàng năm, các lớp đào tạo, dạy nghề, tập huấn KHKT được tổ chức thường xuyên. Người lao động dần thay đổi tư duy, nhận thức, trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện tăng dần mỗi năm. Cùng với đó, qua đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huyện Mai Châu ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến sản xuất, kinh doanh. Đến nay, cụm công nghiệp Chiềng Châu có 1 công ty hoạt động là Công ty cổ phẩn BWG Mai Châu, chủ yếu sản xuất sản phẩm từ tre, gỗ; sản phẩm chính là ván ép thanh và tấm lót đường. Đặc biệt, qua các hoạt động kết nối, tổ chức hội chợ thương mại, chợ đêm trên địa bàn, các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương có cơ hội đến với nhiều du khách.
Đồng chí Phạm Gia Định, Phó Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Mai Châu cho biết: Phát triển các ngành nghề CN-TTCN trên địa bàn huyện có sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tạo sự liên kết, hỗ trợ sản xuất giữa các cơ sở; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; có chính sách hỗ trợ kinh phí để khuyến khích các cơ sở mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thị trường; định hướng phát triển CN-TTCN; vận động các cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh. Tính đến hết năm 2022, giá trị sản xuất CN-TTCN theo giá cố định ước đạt 393,411 tỷ đồng (đạt 100,96% so với kế hoạch); giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước đạt 667,935 tỷ đồng. Phát triển CN-TTCN được xem là lĩnh vực đóng vai trò trọng tâm làm đòn bẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển CN- TTCN với đa dạng ngành nghề.
Thu Hằng
(HBĐT) - Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 237/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023 – 2025.
Trước cam kết và chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ, cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài cam kết tiếp tục kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Các đại lý bán lẻ xăng dầu sẽ được lấy hàng từ nhiều nhà cung cấp (thương nhân phân phối, đầu mối) thay vì chỉ một nguồn như hiện tại. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra rằng, điều này là "lợi bất cập hại".
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Ngày 22/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm của xã Ngổ Luông (Tân Lạc).
Từ ngày 1/7, người dân có thể đăng ký kinh doanh bằng hồ sơ điện tử qua mạng Internet. Hồ sơ đăng ký này có giá trị pháp lý tương đương bản giấy.