Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 4/2023, HNX tổ chức 14 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành.

Theo đó, tổng khối lượng trúng thầu đạt 34.810 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trúng thầu là 84,39% so với giá trị gọi thầu. Lũy kế 4 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 139.683 tỷ đồng, đạt 34,92% kế hoạch năm 2023.

Trong tháng, Kho bạc Nhà nước gọi thầu tại 4 kỳ hạn là 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm; trong đó, tập trung phát hành nhiều nhất tại kỳ hạn 15 năm và 5 năm, với tỷ trọng phát hành lần lượt là 40,40% và 32,76% tổng khối lượng phát hành trong tháng.

Lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 14 đến 27 điểm cơ bản so với phiên cuối cùng của tháng 3. Tại phiên đấu thầu cuối tháng 4, lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm lần lượt là 2,75%; 3,22%; 3,33% và 3,66%.


(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Giao dịch thứ cấp trái phiếu tháng 4 có tổng giá trị giao dịch tăng 6,13% so với tháng trước, đạt 130.704 tỷ đồng, bình quân đạt 6.535 tỷ đồng/phiên; trong đó, giao dịch mua bán thông thường (Outright) chiếm 60,85% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là giao dịch mua bán lại (Repos).

Lợi suất giao dịch bình quân của trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 1 năm, 3 năm và 5 năm với tỷ lệ giảm tương ứng 22,82%; 22,64% và 21,92% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 2,82%; 2,78% và 2,71%.

Trong khi đó trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 25-30 năm có lợi suất giao dịch tăng 1,46% so với cùng kỳ tháng trước, hiện đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 4,95%.

Về kỳ hạn giao dịch, trái phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 10 năm, 15 năm, và 10-15 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 20,66%; 19,74% và 13,99%.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBDT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh thường xuyên chăm lo, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động, giữ vai trò là trung tâm, nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở. Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, các phong trào thi đua, cuộc vận động do các cấp Hội phát động tiếp tục đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, đóng góp quan trọng trong xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Ngân hàng đối mặt với sự "khan hiếm" của dòng vốn rẻ

Với lãi suất gần như bằng 0, tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn (CASA) luôn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn bởi nó tạo ra nguồn vốn giá rẻ, giúp ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh.

Khơi thông điểm nghẽn cho thị trường bất động sản

Nhiều chuyên gia kinh tế có chung nhận định, trong năm 2023, điểm nghẽn cần có sự đột phá mạnh mẽ nhất chính là thị trường bất động sản. Khi thị trường quan trọng này được khơi thông, sẽ giúp lành mạnh hóa các thị trường liên quan, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản đối diện nhiều thách thức

Biến động thị trường và giá cả đầu vào tăng cao đang tác động mạnh đến hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam.

Chia sẻ cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh miền núi Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 13/5, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đăng cai tổ chức Hội nghị liên kết, hợp tác, phát triển Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu với chủ đề "Chia sẻ cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh miền núi Tây Bắc”; ký kết thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp 4 tỉnh Tây Bắc về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Về phía tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành. Tham dự còn có Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, cùng đông đảo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chỉ số gia nhập thị trường – cải thiện hơn nữa niềm tin của doanh nghiệp

(HBĐT) - Trong bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Chỉ số PCI) năm 2022 của tỉnh Hòa Bình, chỉ số gia nhập thị trường (GNTT) mặc dù tăng về điểm số nhưng thứ hạng lại tụt một bậc. Do vậy, đòi hỏi các sở, ngành, địa phương nỗ lực và quyết liệt hơn nữa khắc phục một số vấn đề nhằm góp phần nâng thứ hạng PCI của tỉnh những năm tiếp theo, đồng thời cải thiện chỉ số "niềm tin” của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với tỉnh nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục