(HBĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TP Hoà Bình có 11 sản phẩm được công nhận chất lượng 3 sao và 7 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao. Mục tiêu năm 2023, TP Hoà Bình tiếp tục xây dựng 10 sản phẩm OCOP 3 sao và nâng tầm 1 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao. Để giữ vững chất lượng và nâng tầm sản phẩm OCOP, thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp giúp đỡ chủ thể xây dựng quy trình sản xuất, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.


Sản phẩm tinh dầu sachi Inchi được hỗ trợ mẫu mã bao bì khi tham gia xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao.

Hiện nay, các sản phẩm OCOP của TP Hoà Bình chủ yếu thuộc nhóm ngành thực phẩm chế biến, ngành thảo dược và nhóm ngành đồ uống. Trong đó nhiều sản phẩm OCOP 4 sao chế biến sâu dựa trên những đặc sản của địa phương như bộ 3 sản phẩm ruốc cá trắm đen, ruốc cá lăng vàng, lăng đen sông Đà của Công ty TNHH thuỷ hải sản Hải Đăng, Hoà Bình; trà túi lọc cà gai leo, chè shan tuyết Pà Cò; trà sachi Inchi và các loại tinh dầu sachi, tinh dầu sả...

Đồng chí Nguyễn Văn Tuân, Phó trưởng phòng Kinh tế TP Hoà Bình cho biết: Ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, để tạo đà cho các chủ thể xây dựng sản phẩm, dựa trên các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ và du lịch có lợi thế tại địa phương, thành phố đã phối hợp cácđơn vị liên quan đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị, tham quan, học tập kinh nghiệm để chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản phẩm OCOP hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, lợi ích khi tham gia Chương trình OCOP. Đồng thời đã tập trung nguồn lực hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện bộ hồ sơ, thủ tục chứng nhận sản phẩm OCOP và chú trọng hỗ trợ quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Theo đó, với mỗi chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao trở lên, thành phố hỗ trợ 37 triệu đồng hoàn thiện hồ sơ, bộ tiêu chí công nhận và hỗ trợ tư vấn sản phẩm; giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu. Hiện tất cả sản phẩm OCOP của thành phố đã được giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và nhiều sản phẩm được quảng bá, giới thiệu thông qua các kênh như: hội chợ, cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Hoà Bình và các siêu thị tại một số tỉnh, thành phố có thị trường tiêu thụ lớn.

Nhằm giúp các chủ thể phát triển sản phẩm một cách bền vững, đồng thời vừa tạo được đột phá, bắt kịp xu hướng thị trường, TP Hoà Bình đã chỉ đạo phòng chức năng xây dựng Chương trình OCOP bám sát thực tiễn, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung dựa trên những giống cây trồng hiệu quả của địa phương theo hướng sản xuất an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, tạo cơ hội thu hút các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm OCOP, hình thành các chuỗi giá trị. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, chuyển đổi loại hình hoạt động của các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP từ cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sang thành lập doanh nghiệp, HTX. Hướng tới phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng, vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, vừa tạo sức bật cho các sản phẩm OCOP.

Năm 2023, thành phố xây dựng 10 sản phẩm OCOP 3 sao gồm: men lá dân tộc Mường, rượu nếp men lá của hộ kinh doanh Vương Thị Hằng, phường Trung Minh; các sản phẩm gà ủ muối, gà hun khói và chân giò ủ muối của Công ty CP Tây Bắc Foods, thuộc xã Yên Mông; đinh lăng tửu của hộ kinh doanh Dương Thị Hương; 2 sản phẩm hương nham Thuỷ Bách và tinh dầu masage Nham Thuỷ Bách của HTX Bách Việt, phường Dân Chủ; mật ong bản Dao của HTX nông nghiệp bản Dao, phường Thống Nhất; trà cửu vị của Công ty TNHH Thảo dược xanh Huna's Home (phường Tân Hoà) và 1 sản phẩm nâng sao là tinh dầu sả chanh của HTX nông nghiệp bản Dao, phường Thống Nhất.

Đồng chí Nguyễn Văn Tuân, Phó trưởng phòng Kinh tế TP Hoà Bình cho biết thêm: Thời điểm này, thành phố đã gấp rút hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đánh giá chất lượng sản phẩm OCOP.Đồng thời tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm để từ đó quảng bá, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP của địa phương.


Đinh Hòa


Các tin khác


Liên minh Hợp tác xã tỉnh: 14/16 chỉ tiêu đạt và vượt tiến độ nhiệm kỳ 2020-2025

(HBĐT) - Ngày 21/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức sơ kết hoạt động giữa nhiệm kỳ 2020-2025.

Vượt khó thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - "Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp (DN) đã thể hiện vai trò, trách nhiệm thông qua việc chủ động sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh (SXKD), tiết giảm chi phí, tạo ra hiệu quả kinh tế cao, đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Hầu hết các DN đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế…” - đó là ghi nhận của Cục Thuế tỉnh khi đánh giá kết quả thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các DN tiêu biểu hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Thuỷ họp Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 19/7, Ban chỉ đạo (BCĐ) các dự án trọng điểm huyện Lạc Thuỷ tổ chức họp bàn các giải pháp về giải phóng mặt bằng (GPMB) các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn.

Triển vọng trồng cây gai xanh tại vùng Thung Rếch

(HBĐT) - Từ cuối năm 2021, cây gai xanh được trồng thí điểm tại các xóm thuộc vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Hiện nay, vùng trồng gai xanh đã mở rộng diện tích gần 10 ha, thu hút trên 20 hộ trồng. Khai thác tiềm năng đất đai, cây gai xanh phát triển tốt và bước đầu đem lại thu nhập ổn định, hứa hẹn là cây trồng giúp bà con vùng Thung Rếch giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lương Sơn đã ban hành Chương trình hành động (CTHĐ) thực hiện Nghị quyết (NQ) số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của BTV Tỉnh ủy về tập trung huy động nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng.

Phối hợp tổ chức 34 lớp đào tạo nghề cho nông dân

(HBĐT) - Giai đoạn 2018 - 2023, nhằm hỗ trợ hội viên trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp với các cơ quan, tổ chức 34 lớp nghề cho 1.051 hội viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục