Mặc dù xuất khẩu hàng hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn song đã có một số tín hiệu vui trong 2 tháng gần đây. Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đang tích cực triển khai các giải pháp để lấy lại đà tăng cho xuất khẩu.


Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu vui.

Có một số tín hiệu vui song xuất khẩu chưa hết khó

Mới đây, một thông tin đáng chú ý trên thị trường lúa gạo là Ấn Độ đã chính thức cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati). Đây được coi là một trong những tín hiệu mừng cho gạo xuất khẩu Việt Nam. Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho rằng, việc Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo sẽ làm giá gạo thế giới tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo top 3 thế giới nên sẽ có lợi thế trong xuất khẩu, đặc biệt về vấn đề giá bán.

"Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 533 USD/tấn, Thái Lan 541, Ấn Độ 493, Pakistan 533. Còn gạo 25% tấm của Việt Nam cũng lên tới 513 USD/tấn. Đây là những mức giá cao nhất lịch sử. Dự kiến sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu, giá gạo Việt Nam sẽ còn tăng cao”, ông Phan Văn Có dự báo.

Gạo là một trong những mặt hàng hiếm hoi có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 6 tháng đầu năm 2023. Theo Tổng cục Hải quan, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2023 ước đạt 650 nghìn tấn với giá trị 383 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,27 triệu tấn và 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, bức tranh xuất khẩu gạo không phải là bức tranh chung trên thị trường xuất khẩu. Bởi lẽ, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ở trong giai đoạn rất khó khăn khi liên tục suy giảm sâu trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, tin mừng là hai tháng gần đây, xuất khẩu hàng hóa cũng đã có những tín hiệu sáng.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, đánh giá tổng thể, xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đã giảm khoảng 12% so với năm 2022 nhưng hai tháng gần đây (tháng 5 và tháng 6) thì đang có mức tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó. Khi so sánh với năm 2022 thì hiện nay, xuất khẩu đã đạt tương đương khoảng 88% so với cùng kỳ.

"Trong bức tranh đó, xuất khẩu nhiều mặt hàng vẫn đạt được kết quả cao, trong đó xuất khẩu rau quả tăng tới 64% và xuất khẩu gạo tăng 34% so với cùng kỳ. Đây cũng là kết quả rất tích cực, thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp trong mở rộng thị trường cũng như sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu”, ông Trần Thanh Hải nói.

Tuy nhiên, xuất khẩu đa số các mặt hàng khác, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp hiện nay còn đang rất khó khăn.

Xuất khẩu hàng hóa suy giảm có cả nguyên nhân lâu dài và nguyên nhân trước mắt. Nguyên nhân trực tiếp nhất chính là do là tình trạng giảm tổng cầu do lạm phát cao và suy giảm kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính. Bên cạnh đó, khi nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch cũng khiến sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu tăng cao.Trong khi đó, trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, nhiều thị trường nhập khẩu lớn đã duy trì lượng tồn kho hàng hóa khá cao. Đây là lý do khiến tổng cầu suy giảm.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng chưa được khôi phục hoàn toàn do tình hình chiến sự giữa Nga-Ukraine cũng như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.

Những khó khăn này khiến nhiều ngành hàng chủ lực chịu tác động mạnh mẽ bởi tình hình xuất khẩu suy giảm. Trong đó, những nhóm hàng chịu tác động tiêu cực nhất là nhóm hàng công nghiệp, nhóm hàng tiêu dùng… Thí dụ, nhóm hàng điện thoại và linh kiện giảm khoảng 17%; nhóm hàng điện tử, máy vi tính giảm khoảng 9%; nhóm hàng may mặc giảm 15%; nhóm hàng giày dép giảm 15%, thủy sản giảm khoảng 27%.

Trước mắt, tình hình chưa được cải thiện nhiều và bức tranh xuất khẩu trong thời gian từ nay đến hết năm dự báo vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.

Cơ hội cho những tháng cuối năm


Ngành dệt may nỗ lực cho mục tiêu xuất khẩu 39 - 40 tỷ USD năm 2023.

Mặc dù thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn, song đánh giá chung cho thấy có một điểm tích cực, đó là các doanh nghiệp cũng đang phát huy tốt việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để duy trì xuất khẩu vào các thị trường chính.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% năm 2023 là vô cùng thách thức. Do đó, Bộ Công thương đang tập trung vào những giải pháp cần triển khai bao gồm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) thông qua việc đào tạo và nâng cao hiểu biết để tận dụng hiệu quả các quy tắc xuất xứ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa hình thức xúc tiến tại các thị trường để tham gia được vào thị trường mới.

Cùng với đó, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia mạng lưới phân phối của các chuỗi bán lẻ nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nền tảng thương mại điện tử… và nắm bắt các khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, phải khẳng định rằng những nỗ lực của doanh nghiệp là rất lớn để duy trì hoạt động sản xuất, xuất khẩu, lưu thông hàng hóa. Tại thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp cũng nên tiếp tục có các đánh giá và tái cơ cấu cho chiến lược hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của mình.

Về phía ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và quý 4. Bên cạnh việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường.

Năm 2023, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu đạt 39 - 40 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp cần chú trọng 3 vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.Thứ hai, giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển đi nơi khác. Xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài. Khai thác thị trường mới, quan tâm thị trường nội địa.Thứ ba, giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết của doanh nghiệp.

Ông Trần Thanh Hải chia sẻ, thực tế, Việt Nam đã có kinh nghiệm ứng phó những tình huống tương tự như thế này, do đó, đây là giai đoạn mà doanh nghiệp cần tiếp tục vận dụng các kinh nghiệm, bài học đã thu được để có thể đưa ra các chiến lược thích hợp cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các rào cản thương mại mới phát sinh. Ví dụ như các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp liên quan đến lao động và môi trường. Đặc biệt là hiện nay, chính sách thương mại xanh sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động thương mại sắp tới. Do đó, đây là thời điểm doanh nghiệp cần nhìn nhận để có cơ cấu về mặt nguyên liệu cũng như công nghệ, để có thể đáp ứng được yêu cầu về thương mại xanh, đặc biệt là đoạn sắp tới.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục