(HBĐT) - Phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, bền vững được huyện Cao Phong triển khai thực hiện góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.


Huyện Cao Phong có trên 314 ha cam được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.Ảnh: Hộ thành viên HTX 3Tfam chăm sóc cam trồng theo tiêu chuẩnVietGAP tại xã Thu Phong.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, huyện Cao Phong đã tiến hành rà soát bổ sung các quy hoạch bảo đảm tính thống nhất và khả thi nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương; thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi...; nhiều chương trình, dự án đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, như: Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cải tạo vườn tạp, tái canh cây ăn quả có múi, bảo vệ và phát triển rừng... Công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị. 

Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi số, công nghệ sinh học và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện có chiều sâu, thực chất hơn Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đến nay, huyện đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống. Việc sản xuất theo hướng hàng hóa cho năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng tăng, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp với sản phẩm chủ lực như: cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), mía tím ăn tươi và mía trắng ép nước. Hiện nay, diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện đạt 1.744,4 ha, trong đó, cây cam 1.357,4 ha, sản lượng năm 2022 đạt 20.000 tấn. Tập trung xây dựng cánh đồng mẫu về tái canh cây cam với 13,98 ha tại Đội Bắc Phong, thuộc đất của Công ty TNHH MTV Cao Phong.

Các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn từng bước đổi mới, phát triển phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Toàn huyện có 49 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác. Có một số doanh nghiệp ngoài huyện đầu tư vào nông nghiệp bước đầu đem lại hiệu quả, điển hình như Công ty Quang Hà (HTX Hà Phong) từng bước phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 

Đồng chí Bùi Văn Hưng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện tập trung xây dựng vùng sản xuất nông sản sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. Đến nay, trên địa bàn huyện có 314,85ha cam theo tiêu chuẩn VietGAP, với 10 sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 3 sản phẩm xếp hạng 4 sao (nước cam tươi lên men, cam quả của HTX Hà Phong; cam quà tặng cao cấp 3T Farm của HTX 3T); 7 sản phẩm xếp hạng 3 sao (mứt cam, nước cốt cam, trà chanh đào mật ong, rượu cam của HTX Hà Phong; hạt dổi Thạch Yên của hộ kinh doanh Bùi Văn Tiến, xã Thạch Yên; mây tre đan Tây Phong của tổ hợp tác xã mây tre đan xã Tây Phong; na Đỉnh Cun của tổ hợp tác trồng na xóm Đỉnh Cun). Đặc biệt, huyện đã có 2 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc là cam của Công ty TNHH MTV Cao Phong và trà chanh đào mật ong của HTX Hà Phong. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP, hữu cơ.

Thời gian tới, huyện chú trọng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất. Tập trung sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo quy hoạch, dựa trên kết quả đề án xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và phân hạng thích nghi đất sản xuất nông nghiệp. Tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của huyện, thực hiện tái canh cây ăn quả có múi, nâng cao chất lượng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, LocalGAP để xuất khẩu, giữ vững sản phẩm cam Cao Phong là sản phẩm mũi nhọn, chủ lực của huyện.


Đỗ Hà


Các tin khác


Triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lúa gạo bền vững

(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Công văn số 1457/UBND-KTN, ngày 25/8/2023 về triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất lúa gạo bền vững.

Mặt bằng lãi suất giảm sâu, hiếm ngân hàng huy động trên 7%/năm

Lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tiếp giảm sâu ở nhiều kỳ hạn. Đến nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay ngân hàng niêm yết lãi suất trên 7%/năm.

Phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng

Thực hiện chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 

(HBĐT)- Ngày 28/8, tại Hà Nội, đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 chủ trì Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo T.Ư theo hình thức trực tuyến với các địa phương. Dự họp tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố là thành viên Ban Chỉ đạo của tỉnh.

Na Cao Phong vào vụ

(HBĐT) - Tháng 8, các nhà vườn trồng na trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, na được mùa, chất lượng thơm ngon, hứa hẹn mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ trồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục