(HBĐT) - Những năm gần đây, việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đẩy mạnh thực hiện. Người dân tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển các loại cây trồng mới, có giá trị kinh tế. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả góp phần giúp các hộ ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Gia đình anh Đỗ Văn Kiểm, xóm Tân Lập, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) trồng mướp đắng cho hiệu quả kinh tế cao.
Trước đây, gia đình anh Đỗ Văn Kiểm, xóm Tân Lập chủ yếu trồng lúa, diện tích canh tác khoảng 1 ha nhưng hiệu quả không cao. Sau khi được tuyên truyền về chuyển đổi giống cây trồng, nhận thấy mô hình trồng mướp đắng mang lại hiệu quả cao, năm 2019, gia đình anh Kiểm đã chuyển đổi hết diện tích trồng lúa sang trồng mướp đắng. Anh Kiểm chia sẻ: "Cây mướp đắng thương phẩm dễ sống, không kén đất trồng, ít sâu bệnh hại. Ngoài chi phí ban đầu khoảng 2 triệu đồng, gia đình được cung cấp hạt giống và được cán bộ của công ty hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Một năm sản xuất 2 vụ, năng suất bình quân khoảng 60 - 65 kg/ha/vụ, giá bán 600.000 đồng/kg hạt, sau khi trừ chi phí thu về khoảng 80 triệu đồng/năm. Việc công ty đầu tư phân bón, dụng cụ chăm sóc, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra giúp gia đình an tâm hơn, tập trung vào sản xuất”.
Qua tìm hiểu và được sự tuyên truyền của lãnh đạo xã, xóm, ông Bùi Văn Thạnh, xóm Tân Lập lựa chọn ớt làm cây trồng chính để canh tác trên diện tích đất của gia đình. Theo ông Thạnh, mỗi loại cây trồng đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng chất đất, thổ nhưỡng cũng như khí hậu. Gia đình ông đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng như: bí, nha đam và một số cây trồng khác. Tuy nhiên, sau khi trồng cây ớt, ông nhận thấy có nhiều ưu điểm để mở rộng diện tích, cây cho thời gian ra quả sớm, trồng càng lâu tán càng lớn, năng suất càng cao. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư rẻ. Trong vụ đầu tiên gia đình ông Thạnh thu hoạch được 2 tạ ớt, giá thu mua tại vườn khoảng 60 nghìn đồng/kg. Ông cho biết: "Gia đình đã có thu nhập ổn định hơn nhiều nhờ trồng ớt, con cái yên tâm học hành. Tôi và gia đình rất phấn khởi”.
Hộ anh Kiểm, ông Thạnh là số ít trong nhiều hộ tiêu biểu của Lỗ Sơn thành công trong chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Qua đó giúp bà con trong xã tìm được hướng đi mới với nhiều cách làm hay, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Từ đây nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống. Anh Bùi Văn Lăng, Trưởng xóm Tân Lập cho biết: "Xóm có 161 hộ, trong đó 90 hộ đã chuyển đổi thành công cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Để giúp đỡ các hộ chuyển đổi hiệu quả, ngoài công tác tuyên truyền, vận động, Ban quản lý xóm thường xuyên thăm hỏi, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để người dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất”.
Đến nay, ngoài hơn 200 ha lúa, bà con xã Lỗ Sơn đã chuyển đổi, mở rộng vùng trồng mướp đắng lên 2,9 ha, ớt 0,8 ha, bí xanh 6 ha, bí đỏ lấy hạt 15,7 ha, chủ yếu tại các xóm: Tân Lập, Đá, Chiềng Đồi…, lợi nhuận trung bình đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2,5 - 3 lần so với sản xuất các loại cây trồng truyền thống.
Đồng chí Bùi Văn Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: "Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật..., giúp bà con biết được nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình”.
Cùng với tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp thực tế, chính quyền xã, ban quản lý các xóm chủ động hướng dẫn, định hướng các hộ thực hiện những công thức luân canh phù hợp điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường, nguồn nhân lực, đẩy mạnh sản xuất theo các chuỗi liên kết có hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các thủ tục hành chính liên quan, tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện việc chuyển đổi đem lại hiệu quả sản xuất bền vững...
Quyên Anh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với cuộc sống con người trong quy mô toàn cầu. Cùng đó, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng suy nghĩ và lựa chọn nhiều hơn về sống xanh, lối sống bền vững.
Sau chuỗi ngày tăng giá, từ 15 giờ ngày 2/10, xăng giảm giá mạnh theo xu hướng thế giới, xăng RON95 giảm 906 đồng/lít, xuống mức 24.842 đồng/lít.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là 1 trong 4 dự án quan trọng của Bộ NN&PTNT, khi hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế cho huyện Lạc Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng điểm tái định cư (TĐC) cho các hộ dân, phục vụ công tác chặn dòng vào tháng 11/2023.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.
(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".