Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng cao. Chợ phiên không đơn thuần là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần và nét đẹp văn hóa độc đáo, mang đặc trưng các vùng miền. Đồng thời tích cực gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp về phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Du khách được đắm mình trong không khí của phiên chợ vùng cao
Năm 2023, tại sân vận động huyện Mai Châu, Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình được tổ chức với nhiều gian hàng như: Khu gian hàng sản phẩm OCOP và các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của tỉnh; khu gian hàng của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh; khu gian hàng của các huyện, thành phố và các xã của huyện Mai Châu; khu vực chợ quê bày bán sản phẩm gia súc, gia cầm, rau củ quả, nông sản hàng hóa tiêu dùng hàng ngày; khu vực quảng bá các món ẩm thực tiêu biểu của các địa phương; khu trò chơi dân gian và trình diễn nghệ thuật truyền thống dệt thổ cẩm, ném còn, nhảy sạp, đi cà kheo...; khu gian hàng thương mại tổ chức các hoạt động thương mại, kết nối giao thương. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh năm 2023 nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch. Quảng bá nét đẹp sinh hoạt văn hóa độc đáo, đặc sắc trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng đến với du khách.
Anh Lò Văn Quân, xã Thành Sơn, huyện Mai Châu cho biết: Tôi đi Phiên chợ vùng cao nhằm tìm lại bản sắc văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, tôi còn biết được nhiều sản phẩm độc đáo của các huyện, xã khác. Tôi lựa chọn những sản phẩm phù hợp để mua sử dụng trong gia đình.
Chị Hà Thị Tâm, Giám đốc Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh (Đà Bắc) cho biết: Đối với tôi đây là cơ hội hiếm có để quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của hợp tác xã đến với bà con vùng cao và nhiều người ở địa phương khác. Qua các phiên chợ, hợp tác xã bán được khá nhiều sản phẩm, là động lực cho thành viên yên tâm sản xuất.
Phiên chợ vùng cao có nhiều đặc sản địa phương được người tiêu dùng ưa thích.
Qua khảo sát, các sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu và bán tại Phiên chợ vùng cao là hàng hóa tiêu biểu, đặc sắc của địa phương, vùng miền; đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm và nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài việc trưng bày, giới thiệu các sản phẩm về nông nghiệp sạch của bà con, Phiên chợ vùng cao còn giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống các dân tộc, như: sản phẩm dệt, đan lát và thêu hoa văn; trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2023 cho biết: Qua những phiên chợ vùng cao, Ban tổ chức hy vọng lượng khách trong nước và quốc tế đến với tỉnh tăng lên. Đây là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, khơi dậy bản sắc văn hóa, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách tham quan.
Đến phiên chợ, người dân và du khách có thể đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm với những nụ cười hiền hậu, không khí ấm cúng, thân thiện như tính cách con người vùng cao. Qua phiên chợ lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp về phong tục tập quán, ẩm thực, các hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc, trò chơi dân gian, trang phục truyền thống... của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch không ngừng phát triển. Ngoài gìn giữ bản sắc văn hóa, thu hút khách du lịch, thông qua phiên chợ đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và nông sản, hàng hóa tiêu biểu của tỉnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ cá nhân tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển KT-XH bền vững.
Việt Lâm
Ngày 18/12, đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tham gia đoàn có đồng chí Phí Mạnh Thắng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH); đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp, làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành liên quan.
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2023, cả nước chi 2,65 tỷ USD để nhập 111.278 chiếc ô tô, giảm 26,6% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.
Công nghiệp được ví là trụ cột và "xương sống", dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, được khẳng định tại Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối quốc lộ 6 là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh nhằm mở rộng không gian phát triển đô thị cho TP Hòa Bình. Chủ đầu tư đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), đất đắp, các thủ tục liên quan, chỉ đạo nhà thầu huy động nguồn lực thi công các hạng mục theo kế hoạch, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2024.
Với khát vọng khởi nghiệp, ông Bùi Văn Nhân, xóm Chiềng Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã từ bỏ việc làm ruộng để thực hiện ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.