Chủ đề công tác năm 2023 được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xác định là "Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Với chủ đề đó, chương trình công tác năm đã được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh triển khai và tổ chức sâu rộng với nhiều hoạt động thiết thực, tập trung cho cơ sở, tăng cường chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các mặt công tác của Đoàn.
Đội hình tri thức trẻ tình nguyện tổ chức lớp học mùa hè số năm 2023 cho học sinh Trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình).
Với sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ, trong 1 năm triển khai thực hiện, các phong trào, chương trình của tuổi trẻ Hòa Bình đã có nhiều đổi mới trong công tác thông tin, tuyên truyền của Đoàn. Các cấp bộ Đoàn đã xây dựng nhiều tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền trực quan, xây dựng chuyên mục… tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội facebook, websiste của Tỉnh Đoàn. Duy trì hiệu quả chuyên mục "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên website và fanpage của các cấp bộ Đoàn. Xây dựng được 1 chuyên mục chuyển đổi số cấp tỉnh, 10 chuyên mục đăng tải thông tin về chuyển đổi số cấp huyện với gần 760 bài viết, bài chia sẻ.
Tiêu biểu có thể kể đến mô hình "Thư viện số thanh niên” do Câu lạc bộ Lý luận trẻ huyện Lạc Sơn xây dựng, thiết kế; sử dụng mã QR code để tra cứu, đọc sách. Việc tăng cường cung cấp các đường link qua mã QR đã giúp nhân dân dễ dàng truy cập cũng như khai thác tài liệu, qua đó tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào tuổi trẻ sáng tạo, tiên phong chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Thể hiện rõ tinh thần tiên phong chuyển đổi số trong phương thức tổ chức hoạt động, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đoàn toàn quốc lần thứ XII, NQĐH Đoàn tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 với 98 điểm cầu các huyện, thành đoàn, đoàn trực thuộc, đoàn cơ sở với hơn 5.000 cán bộ, đoàn viên tham gia học tập. Chỉ đạo các cơ sở Đoàn hoàn thiện khai báo 100% thông tin đoàn viên trên phần mềm quản lý đoàn viên và thao tác 12 nghiệp vụ quản lý đoàn viên trên website quản lý đoàn viên. Hướng dẫn đoàn viên sử dụng thường xuyên app Thanh niên Việt Nam và tham gia các cuộc thi trực tuyến trên app, nổi bật như: Thi tìm hiểu NQĐH Đoàn toàn quốc lần thứ XII, thi Olympic tiếng Anh. Tính đến tháng 12/2023, toàn tỉnh có 32.986 tài khoản của đoàn viên trên app Thanh niên Việt Nam.
Việc hỗ trợ thanh niên chuyển đổi số trong khởi nghiệp cũng được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn quan tâm, chú trọng. Nhiều hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số trong việc tổ chức các chương trình, hoạt động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và kết nối tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm cho thanh niên được duy trì, đẩy mạnh. Nhóm zalo "Các mô hình khởi nghiệp và sản phẩm OCOP do thanh niên làm chủ” được thành lập với 43 thành viên. Phối hợp các Tiktoker triển khai hoạt động hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp xây dựng kênh tiktok, định hướng truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội và đào tạo trực tiếp cho 2 mô hình sản phẩm OCOP xây dựng kênh tiktok làm nông sản là: cam 3T Cao Phong và sản phẩm đông trùng hạ thảo QP Gold, định hướng tạo ra cộng đồng thanh niên khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo làm nông sản trên địa bàn tỉnh.
Để đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nhằm thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng chí Nguyễn Duy Tư, Phó Bí thư phụ trách Tỉnh Đoàn khẳng định: Các hoạt động, mô hình của chuyển đổi số đã tiếp cận đến các nhóm ĐVTN, được người dân đồng thuận, cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Thông qua các hoạt động trong năm, 60% thanh, thiếu nhi được tiếp cận các hoạt động nâng cao năng lực số do tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp triển khai thực hiện. Trên 50% thanh niên sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, 70% thanh niên trở lên sử dụng tài khoản thanh toán điện tử. Trong thời gian tới, các cấp bộ Đoàn chủ động nâng cao năng lực hợp tác, liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số. Cùng với đó, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, sự nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ, cán bộ, ĐVTN phát huy vai trò tiên phong, xung kích, góp phần tích cực trong thực hiện các mục tiêu, định hướng của tỉnh trong công cuộc chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hoàng Dương
Huyện Lương Sơn tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi. Huyện hội tụ nhiều tiềm năng để trở thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp trọng điểm của tỉnh.
Mặc dù đã có bứt phá trong những tháng cuối năm, tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh trong năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra. Ngoài nguyên nhân do quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh (SX-KD) trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tình hình thế giới và tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,35%; công nghiệp - xây dựng giảm 3,32%; dịch vụ tăng 3,65%; thuế sản phẩm tăng 0,43%.
Ngày 8/12/2023, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 318/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 tỉnh Hòa Bình. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Chính phủ ban hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội.
Ngày 29/12, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH năm 2023 của tỉnh. Dự họp báo có đại diện các sở, ban, ngành và phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh.