Chiều ngày 3/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với đại diện các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trong nước nhằm triển khai Công điện 1437/CĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp; đồng thời triển khai kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 cho các doanh nghiệp.


Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với đại diện các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng...

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Phan Văn Chinh đã báo cáo về tình hình thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 và phân giao tổng nguồn năm 2024. Theo đó, năm 2023, việc điều hành xăng dầu trong nước của Bộ Công Thương và thực hiện tổng nguồn phân giao của các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước hồi phục chậm hơn so với dự báo, tình hình biến động khó lường của thị trường xăng dầu thế giới; Bộ Công Thương điều chỉnh tăng tổng nguồn phân giao tối thiểu cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn hàng khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dừng sản xuất trong 55 ngày để bảo dưỡng bắt đầu từ ngày 25/8; Tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, GDP cả năm 2023 dự kiến chỉ tăng 5% (kế hoạch năm 2023 GDP tăng 6,5%) đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ xăng dầu trong nước.

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, cùng sự nỗ lực của các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá mặt hàng xăng dầu và đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa. Nhờ tích cực triển khai các giải pháp và thực hiện các nhiệm vụ được Lãnh đạo Chính phủ giao, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước năm 2023 được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Tổng nguồn xăng dầu các loại nhập khẩu, mua từ nguồn sản xuất trong nước và pha chế thực hiện cả năm 2023 ước khoảng 26,02 triệu m3/tấn, trong đó, sản lượng nhập khẩu xăng dầu các loại ước cả năm 2023 khoảng 10,2 triệu tấn.

Căn cứ kết quả nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu năm 2023; căn cứ vào đăng ký tổng nguồn của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu năm 2024, khả năng nhập khẩu, pha chế, mua từ nguồn sản xuất trong nước của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã cân đối nguồn cung, cơ cấu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng năm 2024. Theo đó, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 tổng cộng  gần 28,42 triệu m3/tấn xăng dầu các loại.

Hội nghị cũng được nghe ý kiến của đại diện Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đại diện Ủy ban nhân dân, Sở công Thương các tỉnh, thành phố và một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước năm 2023 và các giải pháp triển khai đảm bảo nguồn cung xăng dầu năm 2024, các thuận lợi, khó khăn và một số đề xuất, kiến nghị. 

Ghi nhận các ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo còn nhiều khó khăn, chiến tranh thương mại, địa chính trị, khủng hoảng kinh tế, tài chính vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn cầu; nguồn cung và giá cả vật tư chiến lược rất khó đoán định, cần có một phương án tình thế, phương án dự phòng để trong mọi tình huống chúng ta thực hiện được mục tiêu của mình. 

Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước dự báo sẽ còn tăng, thậm chí là tăng đột biến. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích và cho rằng, kịch bản điều hành của chúng ta không phải là hàng năm mà phải từng tháng và hàng quý. Kế hoạch này cũng điều chỉnh một cách linh hoạt, lấy kết quả của tháng này làm cơ sở để xem xét kế hoạch điều hành cho những tháng tiếp theo.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách tuy có thay đổi theo hướng tiếp cận nhiều hơn với thị trường nhưng chưa thay đổi một cách đột ngột như mong muốn. Theo người đứng đầu ngành Công Thương, chúng ta mong muốn phải theo thị trường hoàn toàn nhưng đây là vật tư chiến lược và vật tư hàng hóa có tác động rất lớn đến chỉ số CPI, ổn định kinh tế vĩ mô, cho nên vẫn phải vừa vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vừa phải bảo đảm vai trò nhà nước trong việc quản lý điều tiết các mặt hàng này. 

Từ đánh giá, nhận định về bối cảnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa khẳng định nhiệm vụ chung cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh đó là: Trong mọi tình huống, không được để thiếu nguồn cung xăng dầu, không được để đứt gãy, kể cả là cục bộ. 

Theo đó, để bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật hiện hành. Đồng thời phải thực hiện nghiêm những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, liên bộ, từng Bộ, địa phương trong đó có quy định về việc áp dụng phần mềm quản lý để bảo đảm khách quan minh bạch, xuất hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu theo Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu được phân giao, có kế hoạch triển khai theo tháng, quý. Từ hoạt động thực tiễn, các doanh nghiệp chủ động phản ánh đề xuất cơ chế chính sách hoặc các giải pháp tình thế, đặc thù để có thể đối phó một cách hiệu quả với diễn biến bất thường của thị trường xăng dầu thế giới và phải có trách nhiệm với những kiến nghị đề xuất đó.

Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành hữu quan và cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong điều hành mặt hàng xăng dầu, nhất là việc chủ động hướng dẫn các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh xăng dầu, tiến hành việc thanh kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, góp phần thực hiện hiệu quả công tác điều hành, bình ổn giá mặt hàng xăng dầu, hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình và xử lý trong lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý theo đúng chức trách, nhiệm vụ quy định tại Nghị định 83, 95, 80 về kinh doanh xăng dầu và theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, kể cả là những cơ chế đặc thù để bảo đảm trong mọi tình huống, không bị đứt gãy nguồn cung xăng dầu và không để các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó xử, tình trạng khó hoạt động, thậm chí là vi phạm pháp luật. Cùng với đó, tích cực phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ nội dung của Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu theo hướng tuân thủ quy luật thị trường nhưng vẫn phải bảo đảm vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước…



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Xây dựng thị trấn Hàng Trạm trở thành đô thị thông minh

UBND huyện Yên Thủy tổ chức lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hàng Trạm để đảm bảo các tiêu chí đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Huyện Mai Châu: Phát triển các mô hình nuôi con đặc sản giúp người dân thoát nghèo

Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong việc tìm kiếm, tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi, con đặc sản, nhiều hộ trên địa bàn huyện Mai Châu đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Thị trường chứng khoán Âu - Mỹ hầu hết đều giảm điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu hầu hết đều giảm điểm trong phiên giao dịch 2/1, ngày giao dịch đầu tiên trong năm 2024 do nhà đầu tư đứng ngoài thị trường và hạn chế giao dịch.

Cục Quản lý thị trường triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

Ngày 2/1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tăng 17,94% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, song với các giải pháp quan trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hoà Bình đạt 1.695,069 triệu USD, thực hiện 100,041% kế hoạch năm, tăng 17,94% so với cùng kỳ năm trước.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

Sáng 2/1, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tới dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục