Trong dịp Tết Nguyên đán, không ít trạm, đội có hoạt động thông quan tại các tỉnh thành duy trì trực 100% quân số làm nhiệm vụ để đảm bảo giải quyết thủ tục hải quan thông thoáng, nhanh chóng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Nhóm ngành nông sản có mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng đầu năm. Ảnh: Mỹ Ly
Hơn 56 tấn hàng hóa đã được thông quan sang Trung Quốc
Ngay trong ngày đầu tiên thông quan trở lại sau thời gian nghỉ Tết (ngày 12.2 - tức mùng 3 Tết), hơn 56 tấn hàng hóa đã được thông quan qua Cửa khẩu quốc tế cầu Bắc Luân II, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để xuất sang Trung Quốc. Đây là các lô hàng hải sản tươi sống của 2 doanh nghiệp, có kim ngạch đạt trên 781.000 USD.
Ông Nguyễn Ngọc Thư - Phó Trưởng ban Quản lý cửa khẩu Quốc tế TP Móng Cái, Quảng Ninh - cho biết, đơn vị này thường xuyên tiếp tục giữ mối quan hệ kết nối với doanh nghiệp, lắng nghe và tiếp xúc doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện để đảm bảo ổn định thông quan hàng hóa trong năm 2024.
Giới chuyên gia nhận định, 17 Hiệp định thương mại tư do đang tạo lợi thế rất lớn cho hàng Việt tới hơn 60 quốc gia. Đơn cử như hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu bước vào năm thực hiện thứ 4. Bước vào năm thứ tư tức là chúng ta đã hoàn thành giảm thuế theo biểu B3, như vậy khoảng 90% lượng mặt hàng sẽ về 0%, vì vậy cơ hội tăng trưởng rất lớn.
Mặt hàng chủ lực giữ phong độ, nhiều tín hiệu tích cực
Từ đầu năm 2024 đến nay, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta giữ vững phong độ. Trong đó nông - lâm - thủy sản và công nghiệp chế biến là hai nhóm hàng tăng trưởng chính với mức tăng lần lượt là gần 97% và 38%.
Nhìn lại bức tranh kinh tế chung khá ảm đạm của năm ngoái, xuất khẩu nông sản trở thành những điểm sáng tích cực. Đáng mừng, điểm sáng này đang duy trì tới năm 2024.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 1.2024, Việt Nam xuất khẩu 194.074 tấn gạo, kim ngạch đạt 134,57 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng gạo xuất khẩu giảm gần 32.000 tấn, tuy nhiên, kim ngạch tăng gần 20 triệu USD. Lượng giảm, kim ngạch tăng nên trị giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu cũng tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tính toán sơ bộ, trị giá xuất khẩu gạo nước ta bình quân tăng tới 36,68%.
Năm qua, sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục, dẫn đầu trong nhóm rau quả Việt Nam và chiếm tỉ trọng 51%. Mới bước sang những ngày đầu năm 2024, giá sầu riêng lại tăng cao chót vót, tiệm cận 200.000 đồng/kg, hứa hẹn một năm làm vương của loại trái cây nhiều dinh dưỡng này.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 1.2024 đạt khoảng 458,741 triệu USD, tăng 89,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, nhiều đơn hàng xuất khẩu rau quả tăng trong quý I/2024, trong đó sầu riêng vẫn rất có triển vọng, mở ra tín hiệu tích cực cho ngành.
"Bên Thái Lan đã đứt lứa sầu riêng nên sầu riêng của miền Tây hiện nay đang rất hút hàng, giá đang rất cao mà mình không có đủ sản lượng cho các đơn hàng xuất khẩu" - bà Phan Thị Thùy - Giám đốc Công ty TNHH WesternFarm - cho biết.
Theo Báo Lao động
Ngay từ mồng 2, mồng 3 Tết, nhiều tiểu thương chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã mở hàng trở lại.
Thời gian qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không chỉ tác động đến cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, mà còn khẳng định vai trò "đầu tàu” kéo thành tích xuất khẩu của tỉnh.
Bắt nhịp cùng xu thế phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) của nhiều tỉnh, thành phố, từ tháng 9/2023, tuyến phố đi bộ Đà Giang thuộc địa bàn 2 phường Phương Lâm, Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã đi vào hoạt động vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần. Đây là mô hình KTBĐ đầu tiên tại TP Hòa Bình, được kỳ vọng dần trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới của thành phố; giúp gia tăng hoạt động kinh tế nhờ tận dụng tối đa thời gian, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, phát huy giá trị văn hóa và đặc biệt kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
Trong cái lạnh của những ngày cuối năm, chúng tôi về với Kim Bôi - Mường Động. Con đường 12B dẫn về trung tâm huyện bao quanh bởi núi, đồi và những cánh đồng phủ màu xanh của cây trồng. Cảm nhận rõ trong không khí lạnh thoang thoảng hương thơm của bưởi, phật thủ. Thấp thoáng những cánh đào mới nhú chồi non được bà con nơi đây chuẩn bị đón Tết.
Năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với "cú huých” từ sự ổn định tương đối trong năm 2022, cùng những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nông sản xứ Mường tiếp tục có thêm cơ hội vươn tới những thị trường mới, đặc biệt là những thị trường xuất khẩu khó tính.
Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, huyện Lạc Thủy triển khai các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch và các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu và hỗ trợ doanh nghiệp đến đầu tư.